Anh đưa mẹ về nằm cạnh cha. Mẹvà cha lại được ở bên nhau. Cả đời mẹ vất vả, hi sinh cả tuổi xuân cho anh nhưngchưa có nổi một ngày an nhàn, hạnh phúc

>>
>>
>>

Một ngày giữa tháng 12, tiết trờiđột ngột trở lạnh. Mới hôm qua đây thôi, bầu trời hãy còn trong xanh, cao vờivợi và ấm áp lắm, hôm nay, trời bỗng nổi gió mịt mù, gió mùa đông Bắc đột ngộttràn về. Lạnh!

Cái lạnh buốt đến thấu xương làmnhiều người vội vàng lục tủ, lấy lớp chăn bông dày được gói ghém cẩn thận dướiđáy và máy sưởi ấm ra dùng. Kim dài đồng hồ nhích dần về số 3, đã quá nửa đêm.

Kiến Tố trở dậy, lặng lẽ ôm chăn ra cuối giường ngồi, châm một điếu thuốc, vớitay vặn ngọn đèn ngủ cho sáng thêm một chút. Anh đưa mắt ra ngoài cửa sổ, mànđêm đen kịt, mịt mù, chỉ có tiếng gió rít từng hồi, cây cối lắc lư, va vào nhauxào xạc...Anh không ngủ được, nhớ đến người mẹ già ở quê. Mẹ bị bệnh thấp khớpmãn tính rất nặng lại thêm bệnh hen phế quản.

Trời đột ngột trở lạnh thế này, mẹchỉ có một mình, không biết có kịp lấy chăn bông ra đắp chống cái rét cắt da,cắt thịt này? Chẳng biết, mẹ có lấy máy sưởi ra dùng không? Mẹ vẫn thế, xót của,tiết kiệm không nỡ dùng. Đợt anh mang máy về, mẹ cứ cười hiền lành bảo:

Cái thứ đồ chơi này chỉ tổ tốnđiện thôi con ạ! Trái gió trở trời thế này, ngộ nhỡ bệnh của mẹ tái phát, đauđớn không ngủ được hay giữa đêm mẹ không thở được, chỉ có một mình, mẹ biết xoaysở làm sao?

Năm 11 tuổi, cha Kiến Tố bị tainạn lao động và mất ngoài công trường. Ông chủ là người tốt bụng và hiền lành,hỗ trợ cho mẹ con Kiến Tố mười mấy nghìn để phòng thân. Cha mất, mọi gánh nặngđều oằn lên vai mẹ mà mẹ vốn đã không khoẻ.

Kiến Tố! Sao anh không ngủ? Lạicòn hút thuốc nữa - Vợ tỉnh dậy, quàng tay qua ôm lưng anh như đứa trẻ, gối đầulên chân, dụi mặt vào lòng anh, nũng nịu hỏi.

Văn Tĩnh này, hay là mình đón mẹlên ở cùng nhé!

Sao lại nhắc chuyện này thế?Chẳng phải mình đã thỏa thuận với nhau rõ ràng về việc này rồi hay sao?

Nhìn điệu bộ giận dỗi, phụng phịucủa vợ, anh không tiện nói về chuyện này nữa. Hôm qua, đưa vợ đi khám, vợ anhmang thai đã gần bốn tháng, tháng sáu sang năm sẽ sinh em bé. Thôi, để cố ấy mẹtròn con vuông rồi anh sẽ bàn với vợ kế hoạch đưa mẹ lên ở cùng.

Biết đến bao giờ?

Kiến Tố và Văn Tĩnh là bạn thờiđại học, họ yêu nhau hơn bảy năm. Tình yêu của họ vấp phải sự ngăn cản quyếtliệt của bố Văn Tĩnh. Ông cho rằng: Kiến Tố xuất thân từ nông thôn, muốn lênthành phố lập nghiệp để đổi đời, gia cảnh neo đơn, cha mất sớm, chỉ còn mẹ già ởquê, gia đình lại khó khăn, xa xôi.

Trong khi Văn Tĩnh lại là tiểu thư lá ngọccành vàng. Bố Văn Tĩnh làm giám đốc chi nhánh một ngân hàng lớn ở thành phố, mẹlà giáo viên Anh văn ở một trường trung học có tiếng. Thế nhưng, mặc cho bố mẹngăn cấm, Văn Tĩnh vẫn quyết tâm không thay đổi tình cảm của cô dành cho KiếnTố.

Ra trường, Văn Tĩnh về ngân hàngcủa bố làm, Kiến Tố thi đậu vào một công ty liên doanh. Vốn bản tính thông minhlại chăm chỉ, chịu khó phấn đấu, sau ba năm miệt mài làm việc, anh cũng được cấtnhắc lên làm quản lý và khả năng còn tiến xa hơn nữa. Với thu nhập cao, ổ định,thấy Kiến Tố có thể chăm lo cuộc sống gia đình, lúc này, bố Văn Tĩnh mới miễncưỡng đồng ý. Họ lấy nhau gần được một năm.

Tuy không nói ra nhưng Kiến Tốrất cảm động với tình cảm của Văn Tĩnh dành cho mình, anh chỉ có một tâm niệm làkiếm thật nhiều tiền, cốt không để cho Văn Tĩnh phải chịu thiệt thòi, vất vả khiyêu mình và ước mơ của anh là được đón mẹ lên thành phố ở cùng, cả gia đình sẽquây quần, hạnh phúc bên nhau. Như vậy anh vừa được phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già,sức yếu vừa được chăm sóc vợ.

Sự việc lại không đơn giản vàthuận lợi như anh nghĩ. Mỗi lần mở lời, ngỏ ý muốn đón mẹ lên sống cùng, VănTĩnh đã cau mày nhăn mặt, làm mình làm mẩy, không đồng ý, cô ấy không muốn thếgiới riêng của hai vợ chồng bị người khác xâm phạm hay quấy nhiễu.

Nghe hai từ "người khác" thốt ratừ miệng Văn Tĩnh, anh cảm thấy đau lòng lắm. Đột nhiên anh cảm thấy bị tổnthương, đột nhiên anh cảm thấy người vợ mà anh hết mực yêu thương trở nên qúađỗi xa cách và vô tình. Bỏ mặc Văn Tĩnh một mình trong phòng ngủ, anh ôm gốixuống lầu ngủ trên sô-pha ngoài phòng khách. Lần đầu tiên trong suốt tám nămtrời, họ cãi nhau.

Tết năm ngoái, nhớ nhà, nhớ mẹ,chẳng đành lòng bỏ mẹ lủi thủi, đơn côi ở quê một mình, Kiến Tố giấu vợ, đánh xeô-tô mới mua về thăm mẹ.

Mẹ kia rồi, thời tiết vẫn còn giárét thế này, tết đã gõ cửa từng nhà vậy mà mẹ vẫn đang lụi cụi, còng lưng trênnhững luống rau ngoài đồng. Nhác thấy anh mở cửa từ trên xe bước xuống, mẹ ngạcnhiên vô cùng và nhìn anh cười thật tươi. Chưa bao giờ anh nhìn thấy nụ cười củamẹ đôn hậu và đẹp đến thế!

Mẹ cẩn thận chùi tay còn dính đấtbùn vào áo, nhẹ nhàng sờ lên lớp sơn bóng lộn của xe. Anh mở cửa để mẹ ngồi bằngghế sau, mẹ rón rén ngồi lên, sợ áo làm bẩn hết nệm xe sang trọng. Anh chở mẹ đimột vòng quanh làng. Mẹ vui lắm, khẽ kéo vạt áo lên chấm nước mắt...

Kiến Tố, con thành đạt rồi. Chacon mà biết, ông ấy sẽ mãn nguyện lắm! Mẹ vất vả cả đời cũng đáng con à...

Năm ấy, Kiến Tố đón mẹ lên ăn Tếtcùng. Anh muốn giữ mẹ ở lại cùng vợ chồng anh, để mẹ về quê một thân một mình,anh không yên tâm. Tuy nhiên vì việc này mà vợ chồng anh thường xuyên cãi nhau.Văn Tĩnh lúc thì nói mẹ ở đây bất tiện, lúc lại cho rằng như thế là không tự dovà vô vàn lý do khác mà cô cho rằng hợp lý được đưa ra. Cô bắt anh đưa mẹ vàoviện dưỡng lão vì ở đó có người chăm sóc tốt hơn. Còn cô đang bụng mang dạ chửathế này không chăm sóc mẹ được, vả lại cô cũng không quen phục vụ người khác.

Sau vài ngày, thấy chồng khôngthực hiện lời đề nghị của cô, Văn Tĩnh mặt nặng mày nhẹ, suốt ngày cau có. Đếnđêm, cô căn vặn, trách móc và hờn dỗi khiến anh ngủ không yên. Kiến Tố trở dậy,ra ban-công hút thuốc.

Kiến Tố! Khuya rồi, sao con khôngngủ, lại ra đây? Con hút thuốc từ bao giờ thế?

Anh khẽ giật mình như cậu bé ănvụng bị bắt quả tang. Giọng mẹ nhẹ nhàng cất lên, mẹ đứng sau lưng anh tự baogiờ.

Mẹ à? Mẹ chưa ngủ sao? Mẹ vào nhàđi, ngoài này gió lạnh lắm. Gần đây, công việc bận rộn và căng thẳng quá nên concần suy nghĩ ấy mà.

Nói rồi, anh dắt mẹ vào trongphòng khách, để mẹ ngồi trên sô-pha, ngoài trời lạnh lắm, anh sợ mẹ cảm.

Kiến Tố này! Đừng giấu mẹ nữa, mẹbiết cả con ạ. Con đừng cãi nhau với Văn Tĩnh nữa, vợ con là một cô gái tốt, cógì hai đứa nhẹ nhàng nói với nhau. Các con còn trẻ, có cuộc sống riêng của ngườitrẻ, mẹ già rồi, mẹ ở đây cũng không tiện, mẹ cũng không muốn vào viện dưỡnglão, ở đó mẹ chẳng quen ai.

Nén một hơi thở dài, mẹ nóichuyện tiếp: Ở quê còn có các chú, các cô, khi nào buồn, mẹ tìm họ nói chuyệncho vui. Mẹ là người nhà quê, quen với việc đồng áng chứ ở đây ra vào chật chội,không động tay, động chân, mẹ thấy thừa thãi quá. Mẹ không thể quen với nếp sốngcủa người thành phố. Con, con cho mẹ về quê đi.

Mẹ...

Kiến Tố này, thực ra mẹ già rồi,có tiêu pha gì nhiều đâu, con gửi tiền cho mẹ làm gì mà nhiều thế. Tiền con gửi,mẹ gửi tiết kiệm rồi, để dành cho cháu của bà. Mẹ không thiếu tiền, con dành dụmmà lo cho vợ, sau này có con lo cho con, cháu của bà còn phải học lên đại họcnữa đấy...!

Tiễn mẹ về quê mà lòng anh nặngtrĩu. Anh mua rất nhiều đồ mang về, anh sợ mẹ bản tính vốn tiết kiệm, cái gìcũng không dám mua, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, ốm cũng chẳng dám đibệnh viện. Tất cả đều nhường nhịn cho con cháu.

Nhớ lại lúc anh đang học năm thứba đại học, bệnh thấp khớp của mẹ tái phát, đau lắm, mẹ không đi dược, không cẩnthận nên ngã. Mẹ nằm liệt giường nửa tháng trời, thím anh đến khuyên thế nào bàcũng không chịu đi bệnh viện. Chỉ đến khi anh về, giấu mẹ chuyện chạy vạy mượntiền khắp nơi, anh bảo tiền này do anh làm ra và viện phí không đắt đâu, mẹ mớiđồng ý để anh cõng mẹ vào bệnh viện. Nằm ngót nghét nửa tháng trời, được chămsóc tận tình, bệnh của mẹ chuyển biến tốt. Anh sợ, sợ trái gió trở trời, mẹ lạiđau...Cứ nghĩ đến dáng mẹ tảo tần, bóng mẹ lầm lũi, cô quạnh trong căn nhà vắngtênh khi đêm về, lòng anh lại quặn thắt.

Không yên tâm, anh gọi điện thoạicho mẹ. Lần nào cũng thế, chuông đổ hồi lâu, mẹ mới nhấc máy. Lần nào cũng thế,mẹ chỉ cười hiền hậu bảo mẹ khỏe, mẹ không sao, cứ yên tâm. Anh biết, mẹ có ốmcũng giấu vì không muốn anh lo lắng. Mẹ muốn anh chuyên tâm vào công việc, giađình.

Biết đến bao giờ?

Lại một cái Tết nữa sắp về. KiếnTố muốn Tết năm nay đón mẹ lên cùng nhưng ngại Văn Tĩnh đang mang thai lần thứhai nên đắn đo chưa tiện nói. Anh muốn làm mẹ bất ngờ, để mẹ vui thêm lần nữa.Anh chợt nhớ nụ cười hiền hậu trên khuôn mặt nhăn nheo, nhớ ánh mắt yêu thương,ấm áp của mẹ. Nao nao lòng...

Một buổi sáng như thường lệ, anhthức dậy làm bữa sáng cho vợ, đưa vợ đến cơ quan và lái xe đi làm. Cả buổi sánglòng anh như lửa đốt, không tập trung vào công việc được. Anh liền điện thoại vềquê nhưng mẹ không nhấc máy. Trưa, có điện thoại của thím ở dưới quê lên báotin:

Mẹ bị ngất khi đang đi làm đồng,đã nhập viện...

Anh bàng hoàng, bủn rủn tay chân,tức tốc thu xếp về quê ngay.

Mẹ anh nằm đó, dáng người nhỏ bé,gầy guộc, thiêm thiếp trên giường bệnh. Thấy anh đến, mẹ nở nụ cười khó nhọc,ánh mắt mẹ chẳng còn tinh anh như hôm nào nhưng vẫn dành cho anh cái nhìn thậttrìu mến. Mẹ mấp máy môi, thì thào, dường như mẹ muốn nói điều gì đó với anh.Anh cúi người xuống, ghé sát tai vào vẫn nghe không rõ lời mẹ nói, rồi mẹ lạithiếp đi, chìm sâu vào trong giấc ngủ mệt mỏi, nặng nhọc.

Anh trao đổi với bác sĩ, mẹ anhlao lực, cơ thể bị suy nhược, cộng thêm trời trở lạnh, căn bệnh hen phế quản táiphát nên mẹ yếu lắm...Tai anh ù đi, lòng dằn vặt và ân hận.

Đêm ấy, anh thức cả đêm, canhchừng giấc ngủ cho mẹ: Tay anh nắm chặt bàn tay khô cong, gầy guộc của mẹ. Anhkhẽ nhủ thầm, mẹ ơi, mẹ phải khoẻ lên mẹ nhé, khỏe để về ở với chúng con. Cháunội của bà sắp chào đời rồi, bà phải nhìn thấy mặt cháu nữa chứ!

Mặt trời ló dạng, nắng ấm áp lanvào từng góc phòng, sưởi ấm cả chiếc giường nơi mẹ nằm. Mẹ anh đêm qua đã có mộtgiấc ngủ thật sâu...nhưng sáng nay, mẹ đã không còn thức dậy để đón ánh bìnhminh lên thêm một lần nữa. Mẹ ra đi rồi, nhẹ nhàng từ bỏ thế giới này, bỏ anhmột lần nữa mồ côi. Anh thả mình xuống ghế: "Mẹ ơi! Biết đến bao giờ đời mẹ hếtkhổ?"

Ngoài vườn, trong khoảng khônggian xanh để bệnh nhân dạo mát, có một bà mẹ trẻ đang bế một đứa bé trên tay:

Gọi mẹ đi nào con! Ngoan, mẹ, mẹ!

Đứa trẻ hồn nhiên, đôi mắt mở totrong veo như hai hòn bi ve đang toét miệng cười thật tươi, tay chân huơ đậpliên hồi thích thú, nghịch ngợm. Ngày xưa, chắc anh cũng thế, ngồi trong lòngmẹ, trong vòng tay yêu thương, bao bọc của mẹ và cười đùa hồn nhiên, ngây thơ...

Anh đưa mẹ về nằm cạnh cha. Mẹ vàcha lại được ở bên nhau. Cả đời mẹ vất vả, hi sinh cả tuổi xuân cho anh nhưngchưa có nổi một  ngày an nhàn, hạnh phúc. Những tưởng khi con trai thành đạt, mẹsẽ bớt vất vả. Ngờ đâu, anh lại quá vô tình.

Lẳng lặng xếp lại di vật của mẹ,anh tìm thấy một đôi lắc tay và chân của trẻ con, mỗi khi rung lên lại phát raâm thanh vui tai, trong trẻo. Một quyển sổ tiết kiệm mang tên anh được gói ghémcẩn thận trong mấy lớp túi ni-lông. Thì ra, ngần ấy thời gian, anh gửi tiền vềđể đỡ đần mẹ chi tiêu, mẹ tuyệt nhiên không động đến, mẹ lại để dành cho anh.

Dưới đáy tủ, một túi quần áo trẻ con mới tinh đã được giặt sạch sẽ, thơm tho vàủi xếp gọn gàng. Quà của mẹ dành cho cháu nội chưa chào đời. Phút lâm chung,điều mà mẹ muốn nói với anh chắc là điều này đây, chút tình thương cuối cùng củabà dành cho con cháu trước lúc đi xa...

Anh gục xuống:

Mẹ ơi! Cả đời này, mẹ chưa có mộtngày sung sướng. Biết đến bao gời đời mẹ hết khổ? Mẹ ơi!

Theo Tự Hưu (Trung Quốc)
Linh Đan dịch
Vào bếp