Một đô la Mỹ là tờ bạc phổbiến nhất Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Trên tờ bạc này đầy ắp những biểu trưng và ámthị của số bí thuật, chẳng hạn Kim tự tháp Dang dở, con mắt Thông huyền, số 13xuất hiện dày đặc: 13 ngôi sao trên đầu đại bàng, 13 tầng kim tự tháp, 13 vạchngang trên tấm khiên, 13 nhành và 13 quả trên khóm ô liu, 13 mũi tên trong mộtbó, rồi cả hai dòng chữ La tinh Annuit Coeptis và E Pluribus Unum đều gồm 13 kýtự.
Số 13 cùng con mắt Thông huyền lànhững hình ảnh gây liên tưởng đến hội Tam điểm. Lâu nay, người ta vẫn đồn đạiGeorge Washington, Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là thành viên của hội. Nhiềungười theo thuyết hoài nghi còn xì xào rằng Hội Tam điểm nắm giữ ảnh hưởng quantrọng đối với nước Mỹ thời kỳ đầu. Họ đặt ngôi sao sáu cánh lên dấu Quốc ấn HoaKỳ rồi trỏ ra rằng đỉnh ngôi sao trùng với con mắt thông huyền… và, thật quáilạ, năm cánh còn lại trỏ đúng các chữ cái M-A-S-O-N (Hội Tam điểm).
Hội Tam điểm là tổ chức bí ẩnnhất thế giới, cuốn theo quanh mình vô vàn ám tượng và truyền thuyết. Hình ảnhthì phô trương, nhưng hoạt động thì giấu kín. Hội viên có thể tự công khai,nhưng cách thức kết nạp thì ém nhẹm. Trong Biểu tượng Thất truyền, các chi tiếtvề Hội Tam điểm được thuật lại với ít nhiều kinh dị: người gia nhập phải đeothòng lọng, mình vận bộ áo tử tù thời Trung cổ, bưng chiếc sọ người đựng đầyrượu vang màu đỏ máu, tuyên thệ rồi uống thứ rượu đó sau khi nghe những lời cảnhbáo đầy đe dọa về cực hình và trả giá. Ngay cả cách tĩnh tọa của Hội Tam điểmcũng tỏ ra rất bất bình thường, hội viên trầm tư mặc tưởng trong phòng Suy niệmnồng nặc mùi lưu huỳnh và trang hoàng toàn đầu lâu, xương người, lưỡi hái … Hànglô chi tiết tương tự khiến người ta liên hệ Hội Tam điểm với một nhóm tà giáohơn là ái hữu.
|
Tuy vậy theo Robert Langdon,Hội Tam điểm lại cũng là tổ chức bị nghi oan nhiều nhất trên thế giới. Đồnghành cùng nhà Ký tượng học quen thuộc này vào Biểu tượng Thất truyền (chuyếnphiêu lưu thứ ba của anh sau Thiên thần và Ác quỷ và Mật mã Da Vinci) ngườiđọc dễ dàng chứng thực nhận định trên. Mở đầu bằng Hội Tam điểm, kết thúccũng bằng Hội Tam điểm, Biểu tượng Thất truyền là cuộc chu du vào lòng tổchức lâu đời, vào đủ mọi mặt từ lịch sử, cơ cấu đến các lễ nghi, tư duy củahọ. Từ điểm đầu đến điểm cuối, thời gian thực tế chỉ vỏn vẹn mười hai tiếng,địa điểm thực tế chỉ khoanh vùng ở Thủ đô Washington, nhưng không gian vàthời gian tiểu thuyết xây dựng trên ký ức và trên hoạt động tinh thần củanhân vật lại bao trùm cả chiều dài lịch sử, triết học, tôn giáo, nghệ thuật,giả kim và lý luận, của cả thủ đô và đất nước.
7 giờ tối Chủ nhật, RobertLangdon tới Điện Capitol để làm diễn giả cho buổi họp mặt của một viện khoa học,nhưng thay vì những cử tọa tinh túy, anh chỉ gặp một bàn tay cụt rỉ máu. Bàn taynày, với ngón cái và ngón trỏ duỗi hướng lên trên, là hình ảnh trực quan của Mậtthủ trong truyền thuyết. Lần lại gốc tích của Mật thủ là lần lại cả một quá khứkhát khao tri thức thời cổ đại. Và lần theo con đường mở ra từ Mật thủ, là tiếntới cả một tương lai chông chênh của tư duy con người.
Sự hấp dẫn ở một tác phẩm trinhthám phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đối với Dan Brown, điều thúc đẩy các độcgiả đọc ngấu nghiến tác phẩm của ông không phải là kết quả tối hậu (thường làmột thực tế giản dị đến khó tin), mà là ở nút thắt tinh vi và cách phá giải xảodiệu, hai yếu tố này cộng sinh, lồng hết bí ẩn hư cấu nọ vào bí ẩn hư cấu kia,tạo ra một ma trận mê hồn giam hãm phán đoán. Trong Biểu tượng Thất truyền, buộcnút và cởi nút là phương tiện thể hiện rõ nhất công phu nghiên cứu của DanBrown, ông giới thiệu và minh bạch hóa đủ mọi ám thị và biểu tượng trong rấtnhiều lĩnh vực như giả kim, triết học, tôn giáo, chính trị, ngôn ngữ, hội họa…từng tình tiết đều gây nên ở người đọc sự tò mò cũng như ngỡ ngàng cao độ. Tò mòvì bí mật, và ngỡ ngàng vì bí mật đó vẫn luôn hiển hiện quanh mình.
Chẳng hạn, đã bao giờ bạn biếtrằng theo Newton , nhiệt độ sôi là 33° chứ không phải 10° ?Đã bao giờ bạn biếtrằng có thể cân đo linh hồn con người?
Đã bao giờ bạn nhận thấy trên bứcMelencolia I có một ma phương mà cứ nhóm bốn là được cùng một tổng, bất kỳ vịtrí nào?
Và đã bao giờ bạn nghĩ rằng chínhbản thân bạn là một đức Chúa toàn năng?
***
Báo chí ca ngợi Biểu tượng Thấttruyền là cuộc khám phá những bí mật cổ kim, là chuyến du ngoạn vào chiều sâusuy luận, là cuốn Bách khoa thư về kiến thức và là văn phẩm hấp dẫn vì tính gaycấn điện ảnh.
Nhưng hơn hết thảy, Biểu tượngThất truyền là một hành trình hồi tưởng và truy nguyên. Điều này biểu hiện rấtrõ trong hai chi tiết tưởng chừng độc lập. Một là ham muốn chuyển thân củaMal’akh. Hai là nghiên cứu của Katherine về Lý trí học.
Mal’akh lớn lên trong giàu sang.Mọi ham muốn vật chất và nhục thể của gã đều được đáp ứng tới mức dư thừa. Nhưngmột ngày kia, khi lòng manh nha nỗi buồn chán về lối sống hưởng thụ vô bổ, gãbắt đầu tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh và xác định mục đích cuộc đời bằng con đườngmở mang kiến thức. Ở khía cạnh nào đó, người đọc sẽ gặp lại bóng dáng Faust củaGoethe trong Mal’akh của Dan Brown, cảm nhận mong muốn vươn cao vươn xa, khátvọng vượt khỏi khả năng hữu hạn để đưa trí tuệ lên tri thức vô hạn, lên đỉnhthang làm chủ vận mệnh bản thân của con người. Vòng tròn trơn trên đỉnh đầuMal’akh là biểu hiện hữu hình của mong muốn, của khát vọng ấy, đồng thời chứngtỏ rằng qua nhãn quan của gã, tri thức có sức mạnh vô song, đủ khả năng giúpngười ta hoán cốt thoát thai, biến phàm nhân trở thành thiên chúa.
Nghiên cứu của Katherine là Lýtrí học – tên gọi mô tả phần lớn nội dung. Qua lời Robert Langdon, Dan Brown úpmở từ đầu sách rằng Lý trí học gần gũi phép thuật hơn là khoa học. Thực chất, Lýtrí học khám phá những quyền năng đặc dị của tinh thần con người, chẳng hạn dùngý chí để thay đổi kết cấu vật chất hay biến cải một sự kiện khách quan. Ví dụ,việc cầu nguyện tập thể có thể giúp người bệnh khỏe lại, tinh thần vui tươi củacả thế giới có thể giảm trừ khủng bố hay chiến tranh…
Tuy khác nhau về cách thức nângcao giá trị tồn tại của con người, Mal’akh và Katherine lại có điểm chung làcùng ý thức được năng lực tinh thần, đồng thời biết tái khám phá những phát hiệncủa các thế hệ trước về năng lực ấy. Mal’akh vận dụng mọi nghi thức và phépthuật xa xưa để tìm ra nguồn năng lượng trí tuệ lâu đời. Katherine nghiên cứucác học giả cổ đại và tìm cách chứng minh lý thuyết của họ. Những cố gắng củaMal’akh và Katherine là lời nhắc nhở thế nhân về những điều họ đã bỏ qua trongquá khứ. Hơn lúc nào hết, đồng hành với những phát minh tương lai, con ngườicũng cần chấn hưng hiểu biết và tận dụng thành tựu của tiền nhân trước khi chúngtrở nên thất truyền mãi mãi.
Hai chi tiết này, vô hình trunglại củng cố cho một mạch ngầm quán xuyến toàn bộ tác phẩm, đó là cuộc theo đuổitri thức siêu tự nhiên với ước mong vượt lên bản thể. Tri thức ấy cất giấu dướiđáy Kim tự tháp Tam điểm. Kim tự tháp chôn dưới chân một cầu thang. Cầu thang ẩnmình trong lòng đất Washington D.C. Vị trí lòng đất ấy được ghi chép trong mộttài liệu mật. Và tài liệu mật này lại nằm trong két sắt khóa kín của Giám đốcCục Tình báo Trung ương.
Đọc Biểu tượng Thất truyền đồngnghĩa với tận hưởng lạc thú bất tận về tư duy. Không chỉ là bậc thầy quan sát vàmách bảo người đọc về những bí mật trong thế giới xung quanh, Dan Brown còn cóbiệt tài biến chính tác phẩm của mình thành tập hợp câu đố đầy kích thích.
Chẳng hạn, trong cuốn Biểu tượngThất truyền, tên Washington được nhắc đến đúng 111 lần, 111 là con số quan trọngtrong một ma phương xây dựng trên bức Melencolia I của Albrecht Durer. Tên củanhân viên Nola Kaye là đảo chữ từ tên Elonka Dunin, chuyên gia hàng đầu về tuyệtphẩm Kryptos trong khuôn viên CIA. Biểu tượng Thất truyền ra mắt ngày 15/9/2009, tổng là số thiêng 33 của Hội Tam điểm. Tác giả ăn theo Dan Brown là DanBurstein tiết lộ: “Tôi bắt đầu nghiên cứu Biểu tượng Thất truyền sáu năm vềtrước, lúc Brown chưa viết một chữ nào cho cuốn tiểu thuyết mới này. Khi đọc Mậtmã Da Vinci, chúng tôi phát hiện ra rằng áo bìa của nó chứa những ký tự đậm rấtlạ lùng. Chúng tôi xâu chuỗi các ký tự ấy lại, và được một câu rằng: Có haykhông, sự hỗ trợ cho con trai bà góa ? Tiếp tục bóc tách ý nghĩa của câu hỏi đó(một ám hiệu rất quan trọng trong Hội Tam điểm), chúng tôi đi đến kết luận rằngcuốn tiểu thuyết tiếp theo của Brown sẽ là về Hội Tam điểm và sẽ được lấy bốicảnh ở Washington , D.C. ”
Lần này, ở bìa ấn bản Biểu tượngThất truyền tiếng Anh, Dan Brown còn cho in một ma phương như sau : Y U O EM S TDI I N HR E K Y
Sử dụng chìa khóa giải mã trongbức Melenconia I của Albrecht Durer, chúng ta sẽ tìm được câu Your mind is thekey (Chìa khóa nằm trong chính bạn). Đó có thể là thông điệp đúc kết cuốn Biểutượng Thất truyền, mà cũng có thể là manh mối cho cuốn sách tiếp theo của DanBrown. Chỉ biết rằng, đặt cuốn sách xuống rồi, mà suy luận của người đọc vẫn cònhoạt động chưa thôi.
Một trong những lý luận được DanBrown đề cao qua Biểu tượng Thất truyền là sức mạnh của ý chí. Dựa trên nghiêncứu của nhà Lý trí học Lynne McTaggart, Brown ủng hộ quan điểm cho rằng khinhiều người cùng chung một ý niệm, thì ý niệm này có thể sản sinh ra một hiệuứng vật lý nào đó.
Trước sự xuất hiện của Biểu tượngThất truyền tại Việt Nam vào ngày 11 tháng 3 năm 2010, liệu sự chú ý cùng lúccủa vô vàn người hâm mộ, người mê giải mã, người ham lý luận theo thuyết âm mưuvà cả những người ưa xét nét sẽ gây nên một hiệu ứng thế nào đây? Phải chăng làmột kỷ lục bán chạy chưa từng thấy? Chúng ta hãy chờ xem!