Cuộc bình chọnquốc hoa triển khai sáu tháng qua còn chưa ngã ngũ, nhiều câu hỏi chưa lờiđáp thỏa đáng: Có cần quốc hoa không? Chọn theo tiêu chí nào? Mới đây, BộVH-TT-DL lại dự kiến bình chọn quốc phục và quốc tửu. Dư luận lại dấy lênnhiều câu hỏi.
>>
Bộ VH-TT-DL vừa cho biếtcũng trong lễ hội hoa xuân và đồ uống tết sắp tới sẽ khởi động bình chọnquốc tửu, quốc phục. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Dựkiến bình chọn quốc tửu khiến không ít người ngạc nhiên. Liệu có cầnthiết phải có quốc tửu không?
“Đang trên lộ trình đitìm quốc tửu”
Người phụ trách đề ánquốc tửu, ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, cho biết:“Việt Nam đang trên đà hội nhập nên quốc phục và quốc tửu là vô cùng cầnthiết khi tiếp khách quốc tế. Rượu ở đây là rượu văn hóa, nó là bản sắcvăn hóa của cả dân tộc”.
GS-TS Trần Lâm Biền có ýkiến phản biện: “Tôi cho rằng các cuộc bầu chọn này là biểu hiện củanhững người no hơi ấm cật chứ chẳng có ý nghĩa gì đến số đông người dânnghèo vẫn còn kham khổ cả. Chúng ta còn quá nhiều việc quan trọng cấpthiết hơn phải giải quyết. Quan trọng hơn hết là chúng ta chưa có đầy đủkiến thức, nghiên cứu đầy đủ để đưa ra một quyết định vào thời điểmnày...”.
PGS-TS Ngô Đức Thịnhcũng đồng tình cho rằng “Tại sao họ lại thừa thời gian đến thế? Văn hóaxuống cấp trầm trọng, có khối chuyện phải giải quyết, sao không làm màcứ đi bình chọn hết cái này đến cái kia, được cái tích sự gì, tôi thậtsự không hiểu nổi”.
![]() |
Trước thắc mắc của nhiềungười về tiêu chí chọn rượu là gì, kế hoạch bình chọn ra sao, BộVH-TT-DL đã chuẩn bị gì để khởi động và tuổi thọ của những quốc tửu,quốc hoa này sẽ là vĩnh viễn hay có thời hạn, ông Bảo cho biết: “Văn hóalà không thể bất thành, bất biến. Chưa bàn vội. Nên nhớ là chúng tôi chỉmới bắt đầu trên lộ trình đi tìm quốc tửu”.
Họa sĩ Trịnh Quang Vũ cócách nhìn khác: “Tôi cho rằng quốc phục, quốc tửu, quốc hoa hay quốc gìđi nữa thì đều là cần thiết khi nó gợi nhắc, gợi nhớ và khơi gợi tronglòng người dân một niềm tự hào về những tinh hoa, truyền thống xưa cũ.
Việt Nam là cái nôi củanền nông nghiệp, nơi sản xuất ra những loại gạo ngon thì cũng cần có mộtloại rượu được chọn làm quốc tửu để bạn bè thế giới biết đến. Nhưng cóđiều chúng ta đã không bảo lưu mà tự tay tiêu diệt hết những tinh hoa ấyđi rồi. Rượu ngon nhất nhờ men nhưng bây giờ kiếm ai còn biết cách làmmen truyền thống nữa?”.
Cứ “đóng mác” là thànhquốc tửu?
Khi được hỏi những loạirượu nổi tiếng được xem là quốc tửu của các nước khác, hầu hết đều làđược công nhận từ chính người dân trong nước và bạn bè thế giới chứ hầunhư chẳng có nước nào lại đi tìm như chúng ta đang làm, ông Bảo trả lời:“Có những cái do nhân dân bầu lên và Nhà nước công nhận nó nhưng cũng cónhững giá trị Nhà nước “đóng mác” và tuyên truyền cho người dân. Chúngtôi sẽ huy động nhiều kênh bình chọn để lấy được nhiều nhất ý kiến củangười dân. Nếu cái gì dân thích mà Nhà nước công nhận và hợp thức hóathì vẫn tốt nhất”.
Nhà nghiên cứu văn hóaHuế Phan Thuận An cảnh báo đây là chuyện quan trọng, không thể chỉ bầuchọn: “Để lựa chọn quốc phục, quốc hoa, quốc tửu không thể chỉ là lấy ýkiến dựa theo số đông. Nên đặt nó thành một đề tài nghiên cứu và phảilựa chọn cả những người sẽ đưa ra ý kiến. Bởi lẽ đây sẽ là câu chuyệncủa hàng trăm năm, ngàn năm chứ không phải là chuyện một sớm một chiều”.
Họa sĩ Trịnh Quang Vũ đưaý kiến: “Điều khó khăn bây giờ là chúng ta như những người kinh doanhmất hết vốn liếng, hầu như tất cả tinh hoa truyền thống chúng ta đã thấttruyền, nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành là phải có một chiến lược lớnđể tìm kiếm, gạn lọc và phục hồi đến mức cao nhất có thể chứ không phảilà tuyên truyền, vận động bắt buộc người dân phải thích nó. Nhưng đây làcông việc dài hơi và khó khăn, tốn kém rất nhiều công sức và tiền bạc,vì vậy phải chọn đúng người, đúng chỗ mà làm chứ không thể bạ đâu làmđấy thì sẽ rất lãng phí. Làm văn hóa thì phải xác định mưa dầm thấm đất,không được áp đặt, những cái gì áp đặt thì sẽ không tồn tại, cái tồn tạicũng chỉ là hư danh”.
GS-TS Trần Lâm Biền chorằng: “Đã là cái tượng trưng thì phải là cái điển hình nhất và khiến chocác nước đều công nhận”.
|
Pháp Luật TPHCM