Từ tâm thức đến cách thức bàitrí nhà cửa, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn đặtnơi thờ cúng tại vị trí trang trọng nhất.
Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cốđịnh tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặpbàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấutrúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chungquanh.
Còn nhà ở hiện đại với diện tíchvà cấu trúc không gian khác xưa, điều kiện sống và quan niệm trong sinh hoạtcũng có nhiều thay đổi, cách bố trí bàn thờ trở nên đa dạng hơn, và cũng cónhiều vấn đề ưu tư hơn.
![]() |
Nhà thờ hiện nay phổ biến cáchđặt phòng thờ trên tầng thượng, vừa thoáng khí vừa có khoảng rộng sân thượng đểtập trung nhiều người vào các dịp giỗ tết, giảm các va chạm trong sinh hoạt hàngngày. Nhưng cũng có một số gia đình không muốn đưa bàn thờ lên tầng cao với lýdo: khó khăn cho người lớn tuổi khi chăm lo hương khói, quét dọn bàn thờ, và đặtlên cao quá sẽ có cảm giác xa cách. Thực ra mỗi ngày một vài lần đi lên phòngthờ thì cũng như tập thể dục vậy thôi, đồng thời nên giáo dục cho thế hệ trẻ ýthức hướng về tổ tiên, cả gia đình có thể thay phiên nhau hương khói chẳng hềnặng nhọc chút nào.
Trường hợp nhà neo người, quá khókhăn hoặc nhà trệt, căn hộ chung cư... thì có thể gắn bàn thờ liền với khônggian phòng khách nhưng phải có giải pháp thoát khói và chống ố vàng trên trần(như dùng tủ thờ có nóc, dùng tấm kính ngăn phía trên, bàn thờ kề cận cửa thônggió).
Đối với bàn thờ Thần Tài và ÔngĐịa nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất lànhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào những buổi sángsớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem,vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng) đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì như vậy sẽ"nghinh tiếp Thần Tài" được trực tiếp hơn.
Bàn thờ Thiên thì hầu như là lộthiên hoàn toàn, có thể từ đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trangthờ có mái. Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng làmột điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm một nét ấm áp cho sinh hoạttrong ngôi nhà Việt.
Bàn thờ nên có độ cao tỷ lệ vớingười trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quáthấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì nênxếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ.
Theo Phong Vân
VHNT Ẩm Thực