Bộ trưởng GTVT, Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận, Bộ đã phát hiện chậm nhiều vấn đềcủa Vinashin, trong đó bao gồm cả các vấn đề về cố ý làm trái.

Sau nhiều ý kiến của đại biểu về sự suy sụp của tập đoàn Công nghiệp Tàuthuỷ (Vinashin), Bộ trưởng GTVT và Tổng Thanh tra Chính phủ đã có những giảitrình xung quanh quản lý nhà nước với tập đoàn này.

Bộ trưởng Hồ NghĩaDũng cho biết, theo quy định, Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền tập trungquản lý nhà nước và quyền chủ sở hữu của nhà nước đối với tập đoàn. Hội đồngquản trị của tập đoàn là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tập đoànvới chức trách, nhiệm vụ, quyền hành khá cao.

Cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan quản lý chuyên ngành là BộGTVT, thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước và một số nội dung quản lýsở hữu nhà nước với tập đoàn do Chính phủ giao.

Theo ông Dũng, về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải như là kếtcấu hạ tầng cảng biển, luồng cảng biển, vận tải biển… Bộ GTVT thực hiện khárõ ràng.

Với một số nội dung đại diện chủ sở hữu nhà nước, ông Dũng cũng cho rằng,về việc cho ý kiến khi tập đoàn trình Chính phủ về mục tiêu quy hoạchphát  triển, chiến lược, điều lệ tập đoàn, tổ chức, công tác nhân sự… Bộcó ý kiến tương đối rõ và có trách nhiệm.

Bộ trưởng GTVT: “Việc phát hiện khiếm khuyết của Vinashin, chúng tôi làm chưa tốt”
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thừa nhận, còn những lúng túng trong giám sát đầu tư (Ảnh: Việt Hưng)

Tuy nhiên, về trách nhiệm cùng với các Bộ giám sát đầu tư tập đoàn, Bộ cóphát hiện một số vấn đề báo cáo Chính phủ, nhưng nhiều vấn đề phát hiện chậm,nhiều vấn đề không phát hiện được, trong đó có các vấn đề cố ý làm trái.

Bên cạnh việc nhận khuyết điểm, ông Dũng lý giải là còn những lúng túngtrong thực hiện chức năng giám sát. Cụ thể, từ khi có đổi mới doanh nghiệp,không có chế độ Bộ chủ quản đối với doanh nghiệp, chỉ là Bộ quản lý ngànhđối với doanh nghiệp. Trong khi đó, quản lý ngành đặt ra yêu cầu, chấm dứttình trạng các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp cụ thể vào hoạt động sảnxuất, kinh doanh của tập đoàn….

Theo ông Dũng, ranh giới giữa quản lý nhà nước, ranh giới giữa đại diệnchủ sở hữu ở một số nội dung với việc không can thiệp, trao quyền chủ độngcho Hội đồng quản trị, cho tập đoàn đã làm Bộ khó khăn, lúng túng.

“Bởi thế cho nên việc giám sát, phát hiện những vấn đề có khiếm khuyếtchúng tôi tự nhận thấy chưa tốt”, ông Dũng bày tỏ.

Cũng liên quan đến Vinashin, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trần Văn Truyềncho biết, Chính phủ đã thảo luận nghiêm túc về vấn đề Vinashin và trong báocáo Chính phủ gửi Quốc hội nêu rõ, còn những lúng túng trong khi trao quyềntự chủ cho các tập đoàn, trong khi cơ chế kiểm toán, thanh tra còn yếu kém…Cơ quan chức năng đang xem xét và xử lý đúng trách nhiệm.

Theo ông Truyền, hiện có những vấn đề thuộc về cơ chế, nên dù có tới 11lần kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, thậm chí hơn thế, nhưng đã khôngphát hiện được yếu kém của Vinashin. Thực tế, mỗi cơ quan vào chỉ làmmột lĩnh vực, như Thanh tra Bộ Tài chính vào chỉ làm về tài chính, BộXây dựng kiểm tra các dự án, Bộ Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra đầu tư…

Bộ trưởng GTVT: “Việc phát hiện khiếm khuyết của Vinashin, chúng tôi làm chưa tốt”

Tổng Thanh tra Chính phủ: Còn có sự chờ đợi nhau giữa các cơ quan chức năng (Ảnh: Việt Hưng)

Với Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ, do phải tránh chồng chéonên chưa kiểm tra toàn diện. Chức năng của Thanh tra chính phủ cũng khôngthể đánh giá lại được tất cả các hoạt động kiểm tra, kiểm toán…

Tuy nhiên, theo ông Truyền, Thanh tra Chính phủ đã chủ động phát hiệnnhững vấn đề của Vinashin và 3 lần đề nghị thanh tra Vinashin, nhưng do cáccơ quan khác đã vào kiểm tra, thanh tra (năm 2008 và 2010) cũng như do khủnghoảng kinh tế nên Chỉnh phủ chỉ đạo dừng (năm 2009).

“Chưa có cuộc thanh tra toàn diện, sai nhiều nhưng không phát hiện, ngănchặn kịp thời cũng một phần do cơ chế, chưa phân định rõ nên có sự chờ đợinhau. Chúng tôi đã rút kinh nghiệm.”, ông Truyền nhận định

Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, không có căn cứ nói Chính phủ bao checho những sai phạm của Vinashin. Ông Truyền cũng cho biết, ông chưa có căncứ về việc hai lần Quốc hội đề nghị giám sát Vinashin, nhưng Chính phủ đềnghị là Chính phủ xử lý trước.

Theo ông Truyền, Quốc hội đã giám sát và có ý kiến về tập đoàn Vinashin,Chính phủ cũng đã lắng nghe ý kiến của Quốc hội để có chỉ đạo trong công tácquản lý.

Theo Cấn Cường
Dân trí