Việcnghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân khởi đầu ở nước Mỹ ngay từ tháng 9/1942,trong khuôn khổ cái gọi là Đề án Manhattan tuyệt mật dưới sự lãnh đạo của RobertOppenheimer. Thoạt đầu, Robert Oppenheimer chỉ huy tập hợp những bộ óc thôngminh nhất thời đó, không chỉ ở Mỹ và Anh, mà thực tế là từ toàn thể Tây Âu. Đểchế tạo vũ khí hạt nhân đã có lao động của cả một tập thể bác học, trong đó 12người từng nhận giải Nobel.
|
Giây đầu tiên của vụ thử hạt nhân đầu tiên thực hiện lúc 5 giờ 29 phút ngày 16/7/1945. |
Khi đó đang diễn ra Chiếntranh thế giới II, phát xít Đức ném bom hàng loạt thành phố của Anh, tạomối nguy cho đề án nguyên tử của vương quốc này. London đã quyết định tựnguyện chuyển giao cho Washington những kết quả và nhân lực nghiên cứucơ bản của đề án, tạo điều kiện cho Mỹ chiếm vị thế hàng đầu trong lĩnhvực phát triển ngành vật lý hạt nhân.
![]() |
Vàingày sau, phim thời sự Mỹ đã thông báo tin này với cả thế giới: “Vầng sáng lóamắt bao trùm cả vùng trời trên cao nguyên giữa những ngọn núi Dzemez ở NewMexico. Đám mây bụi có tính chất phóng xạ với hình thù trông như cây nấm khổnglồ mọc cao hơn 900m. Tất cả những thứ còn lại ở địa điểm nổ đều nóng chảy vàbiến thành bụi tro. Vũ khí mới biểu lộ hoạt tính công phá khủng khiếp nhờ vàonăng lượng hạt nhân, và công suất hủy diệt riêng chỉ của sóng truyền từ một đơnvị vũ khí như vậy đã vượt trội cả hàng nghìn quả bom và đạn pháo thông thường.Vụ nổ đã gây tác động nhiệt và phóng xạ hủy diệt toàn thể những sinh vật sốngtrên vùng địa bàn rộng lớn”.
|
Sức công phá của hạt nhân làm tan chảy cả đất đá quanh đó. |
Tháng8/1945 người Mỹ đã sử dụng thứ vũ khí mới thử nghiệm. Hai quả bomnguyên tử thả xuống thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.
Hậuquả vụ ném bom hạt nhân là hủy diệt hơn 200.000 con người. Trong khi đó, hoàntoàn không hề có cần thiết bức xúc về mặt quân sự trong việc giết hại dân lànhvà biến những thành phố thành đống đổ nát tuyệt đối. Washington chủ yếu là muốnphô trương với Mátxcơva sức mạnh khủng khiếp của thứ vũ khí mới mà Mỹ sở hữu. Từngày đó trở đi, đã bắt đầu "cuộc chạy đua vũ trang", trở thành một dạng biểutượng của nửa cuối thế kỷ XX, cũng như chuyến bay đầu tiên của con người lên vũtrụ.
|
"Cây nấm" khổng lồ hình cậu bé bao phủ lên Hiroshima ngày 6/8/1945 |
Vụthử nghiệm trái bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô diễn ra vào ngày29/08/1949. Một vầng chói đã tỏa sáng đúng hồi 7 giờ sáng tại khuvực bãi thử nghiệm Semipalatinsk (Kazahstan). Đó là biểu hiện chứngtỏ Liên bang Xô Viết vừa kết thúc thành công nghiên cứu và thửnghiệm trái bom nguyên tử đầu tiên, dứt sự độc quyền của Mỹ về sởhữu công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân.
|
"Cây nấm" khổng lồ khác phủ lên Nagasaki ngày 9/8/1945. |
Khiđó, thế giới đang đứng trước thảm họa Chiến tranh thế giới thứ 3. Chính vào năm1949 đáng ghi nhớ, Không lực Mỹ đã thảo ra kế hoạch Dropshot trù định việc ném300 trái bom nguyên tử xuống các thành phố Xô Viết. Ông Sergey Kirienko - lãnhđạo Công ty Nhà nước Rosatom nói: "Những người Xô Viết tham gia thực hiện việcchế tạo hiểu rõ vấn đề: hoặc chúng ta kịp sản xuất hoặc sau một thời gian ngắnLiên Xô sẽ không còn tồn tại. Đó không hề là những ngôn từ bóng bẩy mà là thựctế khi ấy".
Tráibom pluton có sức công phá tương đương 22 kiloton thuốc nổ có tên gọi RDS-1 -viết tắt từ thuật ngữ “động cơ phản lực đặc biệt”. Nhưng tên giải mã RDS đượccác nhà khoa học Nga sử dụng phổ biến lại là “Nga tự làm”. Vừa chịu sự tàn phákhắc nghiệt của chiến tranh, Liên Xô đã mất 2 năm 8 tháng để chế bom nguyên tử,gần bằng Mỹ với 2 năm 7 tháng.
|
Vụ thử bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô năm 1949. |
Sauđó, trái bom hidro “Vua bom” của Liên Xô với sức công phá 50 megaton nổvào đầu những năm 1960 được coi là trái bom siêu hủy diệt trong lịch sửloài người. Sóng nổ đã dội quanh Trái Đất 3 vòng - thực sự làm trấn độngcả thế giới.
Bằngvụ thử trái bom hidro này, Liên Xô muốn chứng tỏ khả năng của mình chế tạo vũkhí hạt nhân với mọi công suất. Sự kiện này sau đó đã “kiềm chế” bớt tốc độ tăngcường kho khí hạt nhân, khi hai cường quốc hạt nhân Liên Xô và Mỹ đạt được "nguyêntắc đồng đẳng hạt nhân", và nhờ đó mà không xảy ra những cuộc chiến qui mô toàncầu suốt 6 thập kỷ qua.
Theo ViệtHà
Dân trí