1. Năm, mười, mười lăm, hai mươi…Thuở thơ ấu, ai cũng có lần chơi trò trốntìm ấy và hầu như không ai mà không biết luật. Thế mà lần nào khi chơi đám trẻcứ phải giao luật vì mỗi nơi chơi một kiểu.

Luật giao rõ ràng rồi thế mà khichơi thì vẫn cứ cãi nhau theo kiểu xóm trên chơi thế này, xóm dưới chơi thế nọ.Cũng có khi hôm nay “năm, mười, mười lăm, hai mươi…” luật này rồi ngày mai lại“năm, mười, mười lăm, hai mươi…” luật khác. Lại có lúc cãi nhau ỏm tỏi rồi màhôm sau đám trẻ lại vẫn ra chơi rồi vẫn giao luật mới và lại chơi…

Bóng đá Việt Nam chơi trốn tìm
Than Quảng Ninh (giữa) đầu mùa và trong mùa vẫn bình thản nhưng đến cuối mùa thì vỡ lở với luật chơi như chơi trốn tìm. Ảnh: Quang Thắng

2. Trước mỗi mùa giải, cácđội chuyên nghiệp và hạng Nhất cũng ngồi lại để nghe VFF giao luật. Nhìnchung mọi mùa giải thì luật giao không có nhiều điều mới. Duy mùa 2010 ngoàiluật như mọi khi lại giao thêm phần phụ ở cuối mùa đó là việc chuyển đổi từcơ chế bao cấp sang cơ chế doanh nghiệp theo đúng quy định của bóng đáchuyên nghiệp.

Mọi cái trong phần chuyển đổi nàyđầu vào là tư tưởng tự nguyện còn đầu ra lại tùy thuộc vào hàng loạt trường hợpmà VFF quy định. Người chơi (các đội bóng) đều gật với luật chơi mới ấy nhữngchắc chắn rất nhiều người không hiểu. Thế nên cuối mùa khi bóng ngừng lăn rồi mànhiều đội vẫn còn phải nhìn nhau thăm dò lẫn chờ đợi. Lại cũng có cả cãi nhau,than trách mà quên đi đầu mùa mình đã gật bởi đâu ngờ nó lại rơi đúng vào trườnghợp của mình.

3. Bóng đá bây giờ đã là mùa chuyên nghiệp thứ 10 nhưng sao mà giống đám trẻchơi trốn tìm hồi xửa hồi xưa thế. Than Quảng Ninh than thở điều lệ là tôi lênhạng nhưng bây giờ phải chờ mấy anh như An Giang, Quảng Nam có chuyển cơ chếchuyên nghiệp không vì nếu họ chuyển chúng tôi mới lên. Ô hô! Bóng đá chuyênnghiệp mà chuyện sống còn lại lệ thuộc vào việc nhà hàng xóm có chuyển từ nhàtôn sang xây tường không để mình… mượn tường.

Những nhà làm lãnh đạo các đội thiệt thòi như Than Quảng Ninh hay Bình Định…thậm chí cũng từng có tư tưởng nghỉ chơi như hồi bọn trẻ chơi trốn tìm cãi nhaurồi dẹp, nghỉ chơi ai về nhà nấy.

Lại cũng có người bị trách sao hồi đấy đi họp nghe người ta giao luật như thế màlại gật. Cái này lại thuộc về “văn hóa gật” mà không riêng gì ở bóng đá nhiềungười vẫn có thói quen gật cùng mọi người dù là gật trên số phận của mình.

4. Hôm qua, ngồi với một đồngnghiệp được nghe phân tích kiểu “văn hóa gật” rất hay tồn tại ở ta và đây là mộtthói quen xấu. Anh bạn này đưa ra ví dụ về việc đánh thuế nặng xe ô tô. Thế làsố đông những người không có ô tô đều mặc kệ (cũng là gật) vì mình có ô tô đâunên có phải đóng thuế đâu mà quan tâm. Đến lúc nhà có ô tô rồi lại giãy nảy vớicái luật ấy bởi phải è cổ ra đóng thuế.

Cái cách ví von của anh bạn đồng nghiệp nói về thuế ô tô hệt như chuyện 28 độibóng ngồi với VFF và thấy nghịch nhĩ nhưng cũng cứ gật bởi mình có ở cảnh đóđâu. Bây giờ thì mới chỉ có Than Quảng Ninh và Bình Định la làng bởi “luật gì màkỳ quá làm tôi thiệt”…

Khổ thân bóng đá ta cứ phải trả giá cho kiểu “chuyên nghiệp trốn tìm” như đámtrẻ vẫn chơi như thế

Theo Thể thao Văn hóa