Làn sóng đô thị hóa ở các vùngven Thủ đô Hà Nội biến hàng vạn nông dân trẻ chân lấm tay bùn ngày nào thànhngười thành thị. Không ít bạn trẻ đổi đời nhờ nhanh nhạy chớp thời cơ làm ăn,nhưng đa số chưa biết phải làm gì để kiếm sống.
Làng Mễ Trì Hạ (Mễ Trì, Từ Liêm,Hà Nội) nằm sát con đường lớn, đối diện bên kia là khu đô thị cao cấp The Manor.Từ ngày lên phố, đường làng vẫn nhỏ hẹp, nhưng nhà cửa đua nhau mọc lên với đủloại kiến trúc. La cà ở đây được nghe đủ thứ chuyện buồn chủ yếu liên quan đếnthanh niên thất nghiệp, sa ngã.
![]() |
Làng hết đất nông nghiệp nên phải trồng hoa cạnh Sân vận động |
“Lại thua nữa bố ạ, ngồi từtrưa đến giờ đi 2 lít rồi”, vừa sà vào quán gọi chén nước Thành đã than thở.
Nhà Thành cũng ở làng Mễ Trì Hạ,mấy năm trước nhận hơn tỷ đồng tiền đền bù đất ruộng từ dự án khu đô thị, giađình bán thêm mảnh đất để xây nhà ba tầng, tiền còn lại gửi ngân hàng.
Lúc đầu có tiền bố mẹ cũng tậptrung lo cho Thành và chị gái học. Nhà không có ruộng làm nữa tự dưng cả giađình ở nhà chơi dài. Bố Thành bồ bịch, mẹ chán nản lao vào lô đề, cờ bạc. Tiềngửi ngân hàng đội nón ra đi.
Thành bỏ học trung học đi họcnghề mỗi chỗ vài tháng đến nay 23 tuổi vẫn chưa biết nghề gì. “Làng này nhà xâyrõ đẹp, nhưng thanh niên lêu lổng đầy. Làm gì còn đất nữa”, ông chủ quán chépmiệng nói với tôi vừa nhìn theo bóng Thành thất thểu rời quán và không quên kểthêm nhiều chuyện buồn.
Nằm giáp với Mễ Trì, đất Mỹ Đình(Từ Liêm) nay cũng là khu đô thị mới với nhà chung cư san sát, bên cạnh là sânvận động quốc gia và hàng loạt khu thể thao.
Tôi gặp chị em Na trước cửa Trungtâm Thể thao Quốc gia Mỹ Đình khi họ đang xới những luống đất sát hè đường đểtrồng hoa. Đây là khu đất rộng mênh mông cỏ mọc ngập đầu nằm phía sau sân vậnđộng, trước đây từng là đồng ruộng. Na ở làng Nhân Mỹ, thấy chỗ này đất rộng nênmượn tạm để trồng hoa bán. Bạn bè trong làng chị em Na nếu không học hành thì đilàm thuê.
Đất nông nghiệp của xã An Khánh(Hoài Đức) cũng chung cảnh ngộ bị thu hồi gần hết để làm dự án. Hàng loạt khuđô thị, dự án đang được thi công rầm rập biến đường vào xã thành đại công trườnglúc nào cũng bụi mù mịt.
Ông Chu Công Thường, Chủ tịchUBND xã An Khánh, cho hay trước đây diện tích đất nông nghiệp của xã có hơn 500ha, nhưng hơn 400 ha đã bị thu hồi để làm dự án... Năm thôn thuần nông của xã,nay chỉ còn 1 thôn có đất nông nghiệp để canh tác.
“Số đất này còn khoảng 100 ha,nhưng cũng chuẩn bị có dự án. Nếu tính trên quy hoạch, An Khánh chẳng còn métđất ruộng nào”, chủ tịch xã ngậm ngùi.
Theo UBND xã An Khánh, địa phươngcó 1,7 vạn dân, trong đó độ tuổi thanh niên chiếm hơn 30%. Mỗi năm xã có gần500 người bước vào tuổi lao động, trong khi đất nông nghiệp mất gần hết nên nhucầu việc làm của người trẻ đang là bài toán khó.
Trao đổi với phóng viên, Bí thưĐoàn xã Bùi Quang Ất cho biết, đa phần lao động trẻ của An Khánh không có chuyênmôn, tay nghề vì trước đây quen làm ruộng nên để kiếm được việc thu nhập cao, ổnđịnh rất khó. Một số vào thành phố làm thuê hoặc đi làm công nhân ở khu côngnghiệp, nhưng thu nhập không cao nên nhiều người bỏ về làng.
Theo Phú Gia