Trong gần 30 năm qua, khu vực xung quanh nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine trở thành vùng đất hoang vắng. Nồng độ phóng xạ ở đây vẫn ở mức rất cao.
Trong gần 30 năm qua, khu vực xung quanh nhà
máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine trở thành vùng đất hoang vắng.
Nồng độ phóng xạ ở đây vẫn ở mức rất cao.
Mặt nạ chống độc nằm la liệt
bên trong một cửa hàng ở thành phố Pripyat, nơi nhà máy Chernobyl tọa
lạc. Cách đây 29 năm, Ukraine trải qua ngày định mệnh khi một trong 4 lò
phản ứng tại nhà máy Chernoby, cách thành phố Kiev 110 km, phát nổ lúc
1h23 ngày 26/4. Chỉ hai ngày sau, bụi phóng xạ xuất hiện Thụy Điển, Na
Uy và Phần Lan, cách nhà máy hơn 1.600 km. Ảnh: Daily Mail
Khu vui chơi vắng bóng người
sau thảm họa vào năm 1986. Đến nay số người thiệt hại trong thảm họa vẫn
là đề tài gây tranh cãi. Một báo cáo của Chernobyl Forum kết luận rằng
khoảng 50 người, chủ yếu là công nhân trong nhà máy, thiệt mạng do nhiễm
phóng xạ. 4.000 người khác chết sau đó. Ảnh: Daily Mail
Vùng có bán kính 40 km xung quanh Chernobyl trở thành khu vực hoang vắng trong 3 thập kỷ qua. Theo Telegraph, khoảng 50.000 người dân đã sơ tán để tránh chất phóng xạ. Họ vẫn chưa thể quay về vì nồng độ phóng xạ vẫn cao. Ảnh: Daily Mail
Xe tăng đứng yên ở vị trí trong suốt 29 năm qua. Ảnh: Daily Mail
Hoạt động tháo dỡ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl vẫn chưa kết thúc. Ngày nay gần 7.000 người vẫn làm việc trong nhà máy. Ảnh: Daily Mail
Cây cối lấn chiếm dần mọi không gian trong thành phố. Ảnh: Business Insider
Tổ chức bảo vệ môi trường Hoà
bình Xanh từng khẳng định rằng, có thể hơn 90.000 người đã chết vì ung
thư do nhiễm chất phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, chứ
không phải khoảng 4.000 người theo báo cáo của Chernobyl Forum. Ảnh: Telegraph
Dù có nồng độ phóng xạ cao nhất
trên thế giới, vùng cách ly xung quanh Chernoby đang hồi sinh mạnh mẽ.
Sau khi con người sơ tán, nhiều loài động vật phát triển mạnh ở đây.
Ảnh: Daily Mail
Những đồ vật người dân bỏ lại sau khi sơ tán. Ảnh: Caters News