Raquel Pacheco là một gái gọi cao cấp ở Brazil. Cô thường viết chi tiết mỗi lần “đi khách” với những kẻ mua dâm giàu có lên blog của mình, với nickname Bruna Surfistinha. Năm 2005, cô tập hợp chúng lại thành một quyển sách thuộc loại best-seller có tên “Nhật ký gái gọi”, và 6 năm sau, cuốn sách ấy được chuyển thể thành bộ phim cùng tên với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng ở Brazil.
Raquel Pacheco là một gái gọi cao cấp ở Brazil. Cô thường
viết chi tiết mỗi lần “đi khách” với những kẻ mua dâm giàu có lên blog
của mình, với nickname Bruna Surfistinha. Năm 2005, cô tập hợp chúng lại
thành một quyển sách thuộc loại best-seller có tên “Nhật ký gái gọi”,
và 6 năm sau, cuốn sách ấy được chuyển thể thành bộ phim cùng tên với sự
tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng ở Brazil.
Raquel Pacheco, hay được biết đến với bút danh
Surfistinha, đã trở nên nổi tiếng nhờ cuốn tự truyện kể lại chuyện...
“đi khách” của mình
Cũng trong năm 2005, một cựu gái gọi khác, Gabriela Leite, thành lập một
hãng thời trang thay mặt cho giới... gái mại dâm có tên Daspu, viết tắt
của “Das Putas”, nghĩa là “từ các gái điếm”, một cách chơi chữ thông
minh nhái lại thương hiệu thời trang nổi tiếng Daslu tại Sao Paulo. Rất
hài hước và sáng tạo.
Daspu công khai phản ứng và thách thức với lời cam kết chống mại dâm của
Brazil để hòng nhận 40 triệu USD hỗ trợ của chính phủ Mỹ chống lại
HIV/AIDS. Không lảng tránh bằng cách tự gọi mình là “công nhân tình dục”
hoặc “gái bán dâm”, Daspu nói thẳng rằng họ là “điếm”.
Những sự khẳng định không hề nao núng của Pachecho, hay Leite, đã có tác
dụng. Ở Brazil, dắt gái mại dâm và mở nhà chứa là tội hình sự, nhưng
luật pháp Brazil
lại không cấm cá nhân hành nghề mại dâm. Mặc dù bán dâm không phải là
hành vi vi phạm pháp luật, nhưng lại bị coi là thiếu đạo đức, ở một đất
nước mà Công giáo có ảnh hưởng lớn.
Bộ Y tế Brazil đã từng đưa ra thông điệp “Tôi hạnh phúc khi là gái bán
dâm” trong chiến dịch chống lây nhiễm qua đường tình dục và làm giảm sự
kỳ thị, nhưng lại vấp phải sự phản đối dữ dội của dư luận Brazil.
Những nỗ lực trong quá khứ của các chính trị gia cánh hữu, điển hình là
phó thủ lĩnh Đảng Xanh Fernando Gabeira, đã mang lại sự công nhận về mặt
pháp lý cho mại dâm như một “dịch vụ tình dục”.
Hiện tại, mại dâm đã được đưa vào danh sách Phân loại nghề nghiệp của
Brazil, cho phép gái mại dâm đóng thuể phục vụ cho an sinh xã hội và đủ
điều kiện nhận trợ cấp hưu trí sau này, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những
góc tối.
Brazil đã trở thành một trong những điểm du lịch tình dục hấp dẫn nhất
thế giới, với trung tâm nằm ở Rio de Janeiro và các thành phố phía Đông
Bắc như Recife và Fortaleza. World Cup vào năm tới có thể khiến chính
quyền Brazil phải đau đầu hơn, khi nhu cầu tình dục lớn có thể làm gia
tăng nạn buôn người và sử dụng trẻ em để mại dâm.
Vẻ đẹp Brazil, vốn nóng bỏng và gợi cảm (hãy nhớ lại những đường cong
của siêu mẫu Gisele Bundchen, hoặc các vũ công Brazil tại lễ hội
Carnival), lúc này trở thành con dao hai lưỡi.
Làm sao để Brazil là một điểm đến hấp dẫn tự nhiên mà không phải nơi bóc
lột về tình dục là nhiệm vụ của chính quyền ở kỳ World Cup sắp tới. Và
trước hết, xóa bỏ kỳ thị để thực sự coi đó như một nghề nghiệp là bước
đầu tiên.