Hoàng bóp trán suy nghĩmãi, không sao nghĩ ra món quà gì có ý nghĩa nhất để trả được cái công laotrời biển của bạn. Hứa với vợ con rồi, Tết này nhất định Hoàng đến nhà ĐoànCông Bính chúc mừng, cũng là dịp để trả cái ơn trời biển ấy của bạn, nhưngkhông lẽ dùng “văn hóa phong bì”, không lẽ chai rượu tây, tính kiểu gì cũngkhông ổn, bạn bè với nhau nó có cái khó là thế.
Thế rồi bỗng chợt lóe lên,anh chạy lên gác lửng, bới tung đồ đạc, moi ra cái hòm gỗ nhỏ bảo bối, trongấy là những tấm hình mà cuộc đời làm ảnh của bố anh để lại, biết đâu còn cócả tấm hình chụp hỏng của gia đình Chánh Thông, gọi là chụp hỏng vì tự dưngcó thằng Bĩnh oắt con ló mặt vào. Anh còn nhớ hồi đó khi rửa ảnh xong, bốanh thẫn thờ gọi anh vào buồng nói nhỏ: Thằng Bĩnh nó hại bố rồi, thế nàyquá bằng ỉa vào mặt Chánh Thông. Cả tấm hình nhà người ta, ăn mặc sang trọnglà thế, tự dưng tòi ra cái thằng Bĩnh cởi truồng, nhếch nhác lấp ló phía sau.Ông cấm Hoàng không được lộ chuyện với ai, để ông còn nghĩ cách đối phó. Thếrồi ông phải tìm cách xin lỗi Chánh Thông, nói tránh do sơ suất nên chụp bịthiếu sáng để xin được chụp lại. Ông cũng không dám nói trong ảnh có thằngBĩnh, nếu nói ra thì Chánh Thông tống cổ bố con thằng Bĩnh ra khỏi nhà, chứđâu còn được làm con ở dọn dẹp hố xí cho nhà nó.
Bĩnh là tên chính thức củaĐoàn Công Bính bấy giờ. Hồi xưa, nhà bố con Bĩnh là túp lều xiêu vẹo, dựngnhờ ở vườn chuối nhà Hoàng, trời nắng thì nhà cũng là vườn, trời mưa thì cóthêm mấy tàu lá chuối khô, nên thằng Bĩnh lúc nào cũng bê bết bùn đất. Nónhư củ sắn, củ khoai, lăn lê, bò toài chẳng ốm đau gì sất. Hồi đó hai thằngthân nhau. Mỗi lần Hoàng bị con nhà có máu mặt trong làng bắt nạt, Bĩnh đềura tay, bù lại Hoàng thường xúc trộm gạo của nhà mang cho Bĩnh, hai thằngnấu cơm ăn chung ở cái túp lều lá chuối ấy. Hoàng thích chơi với Bĩnh còn vìnó hội đủ những cái láu cá của lũ trẻ con, ỉa thì ra gốc chuối hoặc ra bờsông, sau đó lăn tùm xuống nước. Bĩnh bày đủ trò nghịch ngợm, cái gì cũngbiến thành món ăn, nướng cua đồng, nướng ốc, nướng châu chấu, nghĩa là bắtđược con gì hai thằng cũng nướng!
![]() |
Gia đình Bĩnh từ đâu xa lắm,nghe nói, khi mẹ chết đói, bố con mới lang bạt đến Tổng Thanh, ở đợ cho nhàChánh Thông kiếm bữa qua ngày. Thế rồi từ anh cố nông bỗng dưng được đổi đờinhờ cuộc cách mạng long trời lở đất. Sau khi bố con Bĩnh được chia ruộng,chia nhà, mới ngơ ngác làm quen với lớp học thì bố Bĩnh mất vì bệnh lao,Bĩnh được cách mạng đưa đi đào tạo. Từ đấy hai thằng không có dịp gặp nhau.Hoàng tốt nghiệp đại học, làm anh cán bộ lâm nghiệp ở tận vùng rừng núi ĐôngBắc, tình cờ hai đứa nhận ra nhau trong một cuộc hội thảo do “sếp” Đoàn CôngBính chủ trì. Thương bạn ở mãi vùng sâu vùng xa, ít lâu sau Đoàn Công Bínhđã tìm cách điều động Hoàng về cơ quan Bộ.
Vì thế lúc nào Hoàng cũngcanh cánh trong lòng về cái ơn lớn này, và trong cái phút lóe sáng ấy Hoàngđã nghĩ đến tấm ảnh. Anh cố bới moi, lật giở hàng trăm tấm ảnh đã vàng ố,mốc meo của bố anh để lại, và trời đã không phụ công anh, tấm ảnh ChánhThông vẫn còn nguyên vẹn. Cảm ơn bố, cảm ơn ông trời, món quà này còn quýhơn vàng bạc. Một lần tâm sự với nhau, ôn lại cái hồi hai đứa còn để chỏm,để chỏm là cách gọi thông thường, gọi là để chim thì đúng hơn, Hoàng nói lạicái kỷ niệm xưa mà anh vẫn nhớ như in, nhưng thấy Bính vẫn thẫn thờ nhưngười mất của: “Mình không có tuổi thơ, Bính nói, không còn một chút kỷ niệmtuổi thơ, không một tấm hình, không một kỷ vật, ngoài cậu đấy Hoàng ạ”. Bínhơi! Hoàng run lên: Cậu đây này, tuổi thơ của cậu đây này! Hãy giữ lấy, hãykhắc lấy cái thằng Bĩnh khốn khổ ngày xưa của cậu!
Hoàng ngồi trước máy tính,tách hình của Bính riêng ra rồi phóng to gần bằng màn hình. Từ đấy ngày ngàyanh lại lôi ra tỉa tót tỉ mỉ, làm rõ từng mảnh vá nham nhở trên chiếc áo cũ,rõ từng xơ vải lơ phơ, rõ cả lớp da mốc thếch; rồi nạp vào USB để mang ra cơquan tranh thủ lúc rỗi mà sửa. Hồi ấy Bính chừng mười tuổi, những cũng chỉcó chiếc áo rách không còn cúc mặc trên người, phơi cái bụng ỏng, cái rốnlồi, tồng ngồng là cái chim héo quắt. Người nó lấm toàn đất cát, tèm nhem,mũi dãi thì nhoe nhoét. Hoàng dùng kỹ xảo thuần thục của mình, mô tả sự thậttrần trụi tới mức nghệ thuật. Đó là sự thật của một thời cay đắng, không thểnào quên.
Hoàng mong từng ngày, rồi cáingày mong đợi cũng đến. Tết đến, nhà nhà rậm rịch, cơ quan thì vắng queo,vậy là Hoàng lại có dịp giở tấm ảnh ra trau chuốt tiếp, đến nỗi tấm ảnh ấykhông còn có thể hoàn thiện hơn được nữa. Một lần Bính qua phòng Hoàng, thấymột mình Hoàng đang chăm chú bên máy tính. “Làm gì mà giờ này còn cặm cụithế, ông bạn?”, Hoàng giật nảy mình, tắt máy đánh rụp, món quà bất ngờ suýtnữa thì lộ bem. Mà lộ ra trước thì mất cái tính bất ngờ của nó. Bính tặngHoàng một cây thuốc lá “ba số 5”, Hoàng chớp mắt nhìn bạn mà rằng: “Cậu đểmà dùng, mình có xài quen cái thứ xa xỉ này đâu”. “Thì để mà tiếp khách, Tếtphải có cái khác ngày thường chứ ông nội”. Hoàng định nói một câu gì đó thậtcảm kích, nhưng ngượng không mở mồm ra được, bạn bè nó có cái khó là thế.Hoàng đi khắp Hà Nội mới chọn được cái khung ảnh ưng ý nhất, nó vừa hiện đạilại vừa cầu kỳ cổ kính.
Hoàng tính toán thật kỹ, đếnnhà Hoàng vào lúc nào cho tiện, nó phải vào lúc vắng khách nhất. Vào ngàynày, nhà nhân viên thì vắng, nhà sếp thì đông, đó là tập quán bất di bấtdịch. Hoàng muốn chứng kiến thằng bạn nối khố phải khựng lại, phải sững sờ,và hai thằng phải có một phút tĩnh lặng để sống về quá khứ. Tính mãi, chỉ cóđược buổi trưa, chỉ có thằng bạn thân nhất mới quấy quả vào buổi trưa.
***
Nhà Bính cực sang, cameraquét từ ngoài cổng. Bên trong, chắc qua màn hình Bính đã nhìn thấy Hoàngnhăn nhở, tay xách nách mang, không khác gì người ta đến chúc Tết. Có tiếngđộng cơ điện kêu ro ro, cánh cổng từ từ hé mở. Câu đầu tiên Bính đã choảngvào mặt bạn: “Cậu mang cái của nợ gì thế này? Cư xử với bạn mà cứ như ngườidưng?”. Hoàng cười khà khà, cầm cái túi nylon đỏ giơ cao: “Cậu đừng có tưởngbở, còn lâu mới kiếm được của tớ chai rượu tây, nhưng mà đây là của quýhiếm, quý hiếm đến bất ngờ, bất ngờ đến mức cậu không bao giờ nghĩ tới”.
Vào trong phòng khách rộng,trông như gian chính của đình làng Tổng Thanh hồi trước, mặc dù đã đến đôiba lần nhưng Hoàng vẫn không khỏi ngạc nhiên bởi cách bài trí mới lạ, phô ratoàn đồ mỹ nghệ sang trọng đắt tiền, trong khi Bính thì cứ săm soi vào cáitúi đỏ, có gì mà ngạc nhiên tới mức không bao giờ nghĩ tới?
- Chưa có khách tới chứ?
- Thằng hâm, mấy giờ rồi màbảo người ta đến.
- Khỉ thật, mới là quá trưa -thấy Bính vẫn săm soi vào cái túi đỏ, Hoàng lại cố tỏ ra thư thả, thư thảcho đã cái công anh tỉ mẩn đến hàng tháng nay để biến cái bức ảnh vàng ố trởnên như một tác phẩm nghệ thuật. Khà xong một chén nước trà, hỏi han mấychậu bonsai khác lạ, làm ra vẻ ta đây cũng là một tay chơi sành điệu, biếtchơi sang. Khi đã thấy bạn sốt ruột đến nôn nao, Hoàng mới lấy từ trong túiáo ngực ra đưa cho Bính xem tấm ảnh cỡ 6x9 đã ố vàng, đây mới là màn một.
- Có nhớ ai đây không?
Thấy tay Bính run run, đưatấm ảnh soi ra chỗ sáng rồi à lên một tiếng:
- Lão Chánh Thông, Bính kêukhẽ, cả gia đình Chánh Thông!
- Có thấy thằng nào lấp lóphía sau đấy không?
- Nhớ ra rồi - Bính à lên mộttiếng - nhưng làm sao mà cậu có cái ảnh này?
- Khá! Hoàng nói, đã tưởngcậu quên, đây là gia bảo ông già mình để lại.
- Quên sao được - Bính trầmtư lại - tớ còn bị thằng trương tuần nó tát cho một cái nảy lửa lúc nhảy vàotrong sân. Bố tớ bảo may mà trong ảnh không có hình của tớ. Bố tớ lại cứtưởng không có hình của tớ thật - Bính thần ra một lúc rồi thành thực nói -Cảm ơn cụ nhà, hồi ấy cụ mà đưa cái ảnh này ra thì bố con tớ không còn đườngsống ở Tổng Thanh nữa.
Mặt Bính chùng hẳn xuống,đôi mắt mờ đục, dường như có đám mây đen của một quá khứ nặng nề bao phủ,một quá khứ không dễ quên. Lúc ấy, Hoàng mới trân trọng đặt cái túi đỏ trướcmặt Bính, màn hai bắt đầu:
- Còn đây là thành quả côngnghệ kỹ thuật số, là kỹ năng gia truyền, cậu xem đi.
Bính run run rút từ trong túinhựa ra một cái hộp dẹt, món quà sinh nhật được gắn một bông hoa vải tết khácầu kỳ, bóc lớp giấy hoa bọc ngoài, mở hộp các-tông, một tấm hình cỡ lớn nổibật trong cái khung bằng gỗ, đến nỗi Bính giật thót mình. Một thằng bé conbẩn thỉu nhưng sống động đến kinh ngạc, đôi bàn chân lấm lem của nó in thànhdấu trên cái nền gạch bát sạch bong. Bính bàng hoàng nâng tấm ảnh trên tay,dán mắt như soi lấy từng chi tiết, má Bính rung rung, khuôn mặt đỏ lên rồitừ từ tái sẫm. Và thật bất ngờ, Bính đập cái khung ảnh xuống bàn đánh chát:
- Cậu làm trò gì thế này,thằng khốn!
Hoàng còn chưa hiểu bạn nóithật hay đùa, lúc ấy bỗng có tiếng loẹt quẹt của cô vợ Bính đi xuống cầuthang, Bính hốt hoảng ném tấm ảnh vào trong ngăn kéo, vội vàng đóng sập lại.Vợ Bính có tiếng là kiêu sa, thấy Hoàng cũng chỉ nhếch nửa khóe miệng, vợcác sếp ít khi hồ hởi. Bính bảo cô ấy đang ca cẩm công việc ở viện. Câuchuyện của ba người bỗng chuyển sang việc ở cơ quan. Anh chồng năng động làthế cũng chỉ biết lắng nghe cô vợ dề môi chì chiết mấy thằng cha cơ hội, đãtham lam lại còn thích tranh quyền. Không thấy Bính nhắc đến món quà bạn vừamới tặng.
***
Hoàng cứ băn khoăn mãi, khônghiểu bạn nghĩ gì về tấm ảnh mình vừa mới tặng, cả khi có khách đến, trong đócó cả mấy cậu vụ trưởng hay ngồi bia bọt với Hoàng, cũng không thấy Bínhnhắc đến cái của quý giá Hoàng vừa đem tặng. Thế là mất công toi cả thángtrời! Trên đường về anh cứ vẩn vơ, không hiểu lòng thành của mình có cái lỗigì trong đó, có cái gì ngu đần trong đó? Bỗng anh lại chợt lóe lên một ýnghĩ, đời hơn người ở cái chút lóe lên như thế. Hoàng vụt nhớ ra một bài báotrước đây giới thiệu cái lý lịch bản thân của Bính. Về đến nhà, công việcđầu tiên của anh là mở ngay máy tính, tìm thông tin về Đoàn Công Bính trênmạng, và kia, bức chân dung của bạn anh lồ lộ, sang trọng như một triết gia.Xuất thân trong một gia đình nho nghèo, hiếu học, từ nhỏ đã biết vượt lênmọi hoàn cảnh khó khăn… Xuất thân trong một gia đình nho nghèo? Trời đất!Cái thằng sống lăn lóc trong vườn chuối mà bỗng thành con nhà nho nghèo? Màkhông, đến cụ nhà nho cũng không đẻ ra được ông sếp to như nó. Hoàng ngảngười trên thành ghế, thở dài: Mẹ khỉ! Những ngón tay anh cứ gõ hoài lêntrán như gõ vào cái bàn phím.
Truyện ngắn của Nam Ninh