>>
>>
>>
Lúc đầu gọi là “gỏi và” – “và”đây có nghĩa là lùa, và như và cơm; rồi lâu ngày nói theo giọng Nam bộ mà thành…gỏi dà.
Chưa ưng cách giải thích của bàchủ quán Ngọc Nữ, tôi lại tìm đến gia đình của một người mang tên cô Năm Gỏi Dàở đường Nguyễn An Ninh, Cần Thơ. Cô Năm bán món gỏi dà lâu năm đã thành danh dùcô đã qua đời. Con cháu cô Năm kể rằng “gỏi dà” là món bún tép, có thêm thịtluộc và rau sống, là món ăn xuất phát từ bún khô. Đây là món ăn thuần Việt, rẻtiền lại ngon nên được nhiều người ưa thích. Nước bún gỏi dà không có hương vịmắm đồng hoặc mắm prohok như bún nước lèo Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh.
![]() |
dễ chế biến, tép, thịt luộc, tương xay cùng một ít gia vị, nước xương hầm ăn với rau sống. Ảnh: Hoài Phương |
Ai cũng cóthể nấu được bún gỏi dà. Món này nướcxúp đậm đà, thoảng mùi vị tương xay vàdường như bí quyết của món này là tép vànước xúp, nước me chua. Tép đất mới ngọtđậm. Tép luộc xong lột vỏ, để nguyên conmàu đỏ gạch tàu. Nồi nước xúp hầm bằngxương heo với nước tép luộc, nêm ítđường, ớt và nước me chua.
Món này hơnthua nhau ở thành phần gia vị và sự tinhtế trong chế biến các món tương xay trộnvới đậu phộng rang đâm nhuyễn và tỏiphi. Ba thành phần đó hoà lại tạo nênmột mùi vị riêng biệt, không lẫn vào đâuđược. Nếu muốn cho khẩu vị thêm đậm đà,vắt thêm chút chanh và cho vào chúttương ớt mới đúng điệu.
Một tô bún đặc sắc nhờ hội đủ“ngũ vị” và “ngũ sắc” cộng thêm các chất đạm, chất béo, rau tươi và nhiều thứgia vị khác. Nước bún gỏi dà ngọt tự nhiên, không cần cho thêm bột ngọt. Tépnguyên con vừa mềm vừa ngọt, còn thịt đùi luộc xắt nhỏ vừa giòn vừa béo, thêmchất cay cay, bùi bùi của tương và ớt làm cho thực khách mãi có ấn tượng và khóquên.
Nếu tô bún riêu đậm đà hương vịcủa cua đồng, bún nước lèo nồng nàn hơi mắm thì tô bún gỏi dà lại mang mùi vịđặc trưng của tép, mùi me chua, tương xay và một số gia vị đầy sức thuyết phụcđối với người sành ăn.
Theo Hoài Phương
SGTT