- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Huyền thoại võ Việt: Hành động gây sốc của Từ Hiểu Đông vừa đáng khen lại vừa thô tục!
Huyền thoại làng karate Việt Nam hoàn toàn không ủng hộ cách hành xử gây xôn xao dư luận của Từ Hiểu Đông.
- Võ sĩ gãy tay kinh hoàng sau khi phải nhận cú đòn bất ngờ, sợ hãi đến mức "thủ phạm" gây ra cũng suy sụp, đổ gục xuống sàn cầu nguyện
- Chỉ 16 giây, nữ võ sĩ Việt khiến tay đấm boxing Thái Lan nhập viện
- Quá vã hơi men, anh chàng võ sĩ trèo hẳn lên sàn đấu, "húp trọn" nửa cốc bia của nữ CĐV xinh đẹp trong một hơi
Huyền thoại làng karate Việt Nam hoàn toàn không ủng hộ cách hành xử gây xôn xao dư luận của Từ Hiểu Đông.
Vừa qua, làng võ Trung Quốc đã chứng kiến một cú sốc được tạo ra bởi Từ Hiểu Đông. Vì thua cuộc trong vụ thách đấu võ sĩ Vương Chiêm Hải mà Từ Hiểu Đông đã thực hiện lời hứa bằng cách ăn… phân rồi đăng clip lên mạng xã hội. Lập tức, hành động này vấp phải nhiều bình luận trái chiều từ giới võ lâm Trung Quốc.
Ở Việt Nam, cựu tuyển thủ quốc gia, một trong những huyền thoại làng karate Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn, người đang là HLV đào tạo nhiều môn võ như karate, kickboxing, Muay Thái cũng đưa ra quan điểm riêng xung quanh vụ lùm xùm của Từ Hiểu Đông.
Cựu tuyển thủ Nguyễn Anh Tuấn phản đối cách hành xử thiếu văn hóa của võ sĩ MMA Trung Quốc:
"Câu chuyện của Từ Hiểu Đông thuộc về phạm trù cá tính, không phải phạm trù đạo đức hay văn hóa. Từ trước tới giờ, Từ Hiểu Đông cũng xung đột với giới võ cổ truyền Trung Quốc rất nhiều rồi.
Từ Hiểu Đông là người đã khai thác được cái tôi trong các võ sư cổ truyền và biến nó trở thành công cụ để kiếm sống từ những năm gần đây. Còn vụ anh ta vừa thách thức võ sư Thái Cực Quyền, thực tế đó cũng không phải là một cuộc thách đấu khả năng đối kháng mà chỉ là một kỹ năng biểu diễn.
Thực tế, việc giật một thanh tạ nặng 50kg bằng một tay là quá bình thường. Đó là động tác giật sau đó giữ rồi thả xuống. Việc ông võ sư Thái Cực làm được như vậy không có gì là ghê gớm. Nhưng có lẽ Từ Hiểu Đông vì lỡ thách thức ông ta nên phải thực hiện lời hứa để chứng minh mình là người quân tử.
Từ Hiểu Đông có lẽ hơn một số người bên võ cổ truyền. Anh ta không đưa ra lý do để từ chối, trốn tránh… mà anh ta chứng minh mình nói là làm. Như vậy là Hiểu Đông đã vượt qua cái tôi của bản thân.
Hơn nữa, theo tôi được biết rằng ở Trung Quốc, Từ Hiểu Đông đang giống như một công dân hạng ba. Anh ta bị tước mất nhiều quyền lợi của một công dân như đi máy bay, ở khách sạn, bị chính quyền kiểm soát… Thế nên, những phát ngôn của Từ Hiểu Đông cũng dần trở nên chừng mực hơn. Cũng có thể vì một lý do khác. Từ lâu Từ Hiểu Đông không có chiêu trò gì để gây sự chú ý nên anh ta lựa chọn cách này.
Nhìn chung, Từ Hiểu Đông sống trong ba thứ. Một là dựa vào cái tôi của những võ sư cổ truyền vốn ảo tưởng, không biết mình là ai. Thứ hai là sống vào sự tò mò của dư luận. Cái thứ ba là anh ta làm makerting cho bản thân anh ta. Thậm chí, Liên đoàn wushu Trung Quốc cũng nghiêm cấm các VĐV chuyên nghiệp không được thi đấu với anh ta. Với Từ Hiểu Đông, cũng rất khó để anh ta nhận lời đấu với các võ sĩ nhà nghề.
Từ Hiểu Đông vừa gây sốc với làng võ Trung Quốc bằng hành động thiếu văn hóa của mình.
Với Từ Hiểu Đông, nếu anh ta là người có tài năng thực sự, anh ta đã là một võ sĩ nhà nghề từ lâu, anh ta đã giống như Lưu Hải Long hay Li Jingliang… của Trung Quốc rồi. Ngay cả với trận đấu mới đây của Từ Hiểu Đông khi anh ta thắng một võ sĩ Nhật Bản, nó cũng không nói lên được điều gì cả về đẳng cấp của Từ Hiểu Đông bởi anh võ sĩ Nhật Bản đã nghỉ thi đấu nhà nghề bao lâu nay rồi.
Còn về hành động mới nhất của anh ta, tôi cho rằng đó không phải cách hành xử của một người luyện võ có văn hóa. Lời nói và hành động của anh ta thường sỗ sàng. Cách anh ta thách thức và sau đó là cách anh ta thực hiện lời hứa cũng thô tục như con người của anh ta.
Anh ta vượt qua được cái tôi của mình và thực hiện đúng lời hứa, đó là việc đáng khen nhưng giới võ sẽ chẳng ai khuyến khích hành vi này cả. Hành động gây sốc của anh ta là thô tục và hạ đẳng. Đó không phải triết lý của người chơi võ.
Tại sao Từ Hiểu Đông không chọn cách khấu đấu đối thủ ba cái khi thua cuộc để bày tỏ sự kính trọng, thuyết phục. Như thế sẽ hay hơn rất nhiều.
Như các kiếm sĩ Nhật Bản, những hiệp sĩ của châu Âu hay cả những võ tướng Trung Quốc thời xưa, họ có thể đánh cược bằng tính mạng của mình. Còn nếu đánh cược bằng danh dự, họ có thể quỳ lạy rồi bày tỏ sự kính trọng một cách rất nghiêm trang mặc dù đối thủ là kẻ thù của mình. Đó mới thực sự là văn hóa của người luyện võ".
Cựu tuyển thủ karate Nguyễn Anh Tuấn cho rằng hành động của Hiểu Đông là thô tục và hạ đẳng.
Sau khi tỏ ra không tán thành với hành động của Từ Hiểu Đông, huyền thoại làng karate Việt Nam cũng lên tiếng nói về những sai lầm mà nhiều người luyện võ cổ truyền đang mắc phải.
"Theo tôi, võ thuật bao gồm 2 mảng, đó là mảng "thuật" và mảng "võ". Mảng thuật mang nặng ý nghĩa về văn hóa, nghệ thuật, mang tính ảo nhiều hơn. Còn mảng võ mang ý nghĩa chiến đấu, mang tính thực nhiều hơn.
Người chơi võ cổ truyền thường thiên về yếu tố thuật là chính, nghĩa là yếu tố ảo. Họ thường bị nhầm lẫn về khả năng đối kháng của mình. Bởi họ ít tập cái thực, nghĩa là cái võ. Họ thường chủ yếu rèn luyện về thuật, như quyền cước, các bài biểu diễn, khí công, nội ngoại công…
Với việc nặng về tính thuật như thế nên họ dễ bị ảo tưởng rằng mình có thể chơi võ được, nghĩa là dùng cái thực được nhưng không phải như vậy. Người mà có thể dùng được cái thực, nghĩa là để chiến đấu đối kháng thì cách luyện tập của họ phải khác.
Thông thường, vì tên tuổi, vì hình ảnh môn võ của mình, nên cái tôi của người chơi võ cổ truyền thường rất lớn. Họ thường nghĩ rằng môn võ mà họ đang luyện đã tồn tại từ rất lâu đời, chứa đựng nhiều tinh hoa nên có thể sử dụng để chiến đấu. Nhưng theo tôi không phải vậy. Bởi những tinh hoa ấy chỉ nằm trong trí tưởng tượng của họ. Còn tính thực của võ là chỉ được thể hiện qua hành động. Nếu họ không tập luyện để chiến đấu thì làm sao chiến đấu được.
Bản chất các môn võ cổ truyền Trung Quốc như Thiếu Lâm, Thái Cực, Vịnh Xuân, Nga Mi… chỉ mang ba đặc trưng chính gồm tính bảo tồn văn hóa, tính thần – tính đạo của nó và tính rèn luyện sức khỏe, kỹ năng tự vệ là chính nhưng bản chất những môn này không phải là môn để đấu đối kháng.
Huyền thoại Nguyễn Anh Tuấn cho rằng người luyện võ cổ truyền thường gặp vấn đề về tư duy và phương pháp tập luyện.
Nếu chỉ luyện những kỹ thuật thuần túy của võ cổ truyền, họ chắc chắn không thể thi đấu ở các giải nhà nghề. Nếu đánh nhà nghề, bắt buộc họ phải thay đổi cách tập luyên. Kỹ thuật của võ cổ truyền mang nặng tính quy ước và khi gặp những tình huống ngoài quy ước là họ không xử lý được. Các yếu tố tốc độ, sức mạnh, ngoại suy, thời điểm, khoảng cách… họ vốn rất thiếu.
Võ cổ truyền chỉ thời ngày xưa, khi người luyện võ rất hiếm, rất ít nên họ mới có thể làm mưa làm gió được. Ngay nay, võ thuật được tập luyện một cách đại trà. Một trăm thanh niên thời nay có thể có tới 20 người tập võ thường xuyên. Vậy thì, làm sao võ cổ truyền có thể làm mưa làm gió như ngày xưa được.
Bây giờ không còn là thời phong kiến, chỉ cần chút tố chất và có điều kiện tập luyện tốt thì ai cũng có thể là võ sĩ được. Thế nên, võ kiểu múa may chỉ còn mang nhiều ý nghĩa bảo tồn văn hóa chứ bản chất của nó vẫn phải là tính võ là tính thực.
Võ đài không biết nói dối. Nếu để lên võ đài thi đấu sòng phẳng, họ phải chấm điểm level, phải bao nhiêu điểm mới được gặp nhau bởi lệch điểm quá nhiều có thể gây chết người lập tức.
Bất kể loại võ cổ truyền nào cũng đều rất hiếm khi bước vào những đấu trường nhà nghề có đẳng cấp cao nhất, như UFC chẳng hạn mà chỉ thường le ve ở những giải nghiệp dư quay về. Muốn sang nhà nghề, họ phải bỏ qua môn của mình đi, mò vào một lớp kickboxing học lại bộ tay boxing, kiểu đá của Muay, Karate, những đòn vật của Judo, khóa của jujitsu… rồi kết hợp lại thành một môn chung của mình.
Thường thì sức chịu đựng của người tập võ cổ truyền rất thấp. Như những người biểu diễn nội công, họ chỉ tập trung vào một điểm nhưng trong thi đấu, các võ sĩ luôn đánh vào nhiều điểm, đánh bất ngờ, đánh mất thăng bằng, đánh mất sức, đánh tiêu hao, đánh nát cơ rồi mới đánh knock-out.
Đánh đối kháng hoàn toàn khác hẳn về tiêu chí so với những bài biểu diễn nội công. Nếu nội công có tác dụng trong đối kháng thì những Buakaw, Saenchai đã luyện từ lâu rồi. Thay vào đó, họ tập các phương thức đối kháng bằng những bài tập rất khoa học, được chắt lọc bao gồm tất cả các yếu tố tốc độ, sức mạnh, chiến thuật, thời điểm, sức bền…".
Cựu võ sĩ Nguyễn Anh Tuấn và võ sĩ gốc Việt Cung Lê.
Cũng theo cựu võ sĩ Nguyễn Anh Tuấn, võ thuật Trung Quốc vẫn sở hữu rất nhiều cao thủ đạt đẳng cấp thế giới chứ không hề yếu kém giống như suy nghĩ của nhiều người hâm mộ:
"Thực ra, Trung Quốc có rất nhiều võ sĩ đẳng cấp thế giới, bất bại ở những đấu trường danh giá hàng đầu thế giới, được coi là vua tán thủ nhưng họ đa phần đều kín tiếng, không mấy khi gây lùm xùm trên báo chí.
Về võ tự do như MMA hay cả kickboxing, Trung Quốc phát triển trước Việt Nam khoảng 15 năm. Hiện tại thì MMA Trung Quốc chỉ ở mức bình thường nhưng nói về kickboxing thì Trung Quốc cực mạnh. Nếu so về các giải nhà nghề, chắc chắn Việt Nam không thể so nổi với Trung Quốc".
Cuối cùng, huyền thoại Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ quan điểm rằng những người luyện võ chân chính không nên quá đặt nặng vấn đề thắng thua mỗi khi giao lưu hoặc thi đấu võ thuật:
"Tôi cho rằng võ thuật ngày nay cũng giống bao môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, tenis… thắng thua là chuyện hết sức bình thường. Thắng một trận xong bêu riếu đối thủ cũng chả để làm gì.
Như ở Trung Quốc, có trường hợp khi thắng thì người ta phóng đại lên thành thánh còn thua thì người ta coi đó là một chủ đề rất ghê gớm, thậm chí, người thua còn giống như bị dìm xuống địa ngục. Đó là sự ấu trĩ của người tập võ. Đó là sự thiếu chiều sâu và không có trí tuệ, sự hiểu biết về thể thao. Thể thao chân chính không bao giờ đặt vấn đề thắng thua theo cách cực đoan như vậy. Thể thao chân chính là thắng tất cả và thua tất cả, thắng ai cũng được mà thua ai cũng được".
Theo Trí thức trẻ
-
SEA Games 30Các môn khác01/12/2019Đại diện ban tổ chức SEA Games 30 gửi lời xin lỗi tới đội tuyển cử tạ Việt Nam khi không thể thực hiện nghi thức kéo cờ Việt Nam sau khi Vương Thị Huyền giành HCV chiều 1/12.
-
SEA Games 30Thể thao28/11/2019Tin không vui cho đoàn thể thao Việt Nam trước thềm SEA Games 30 khi vận động viên cầu lông Nguyễn Tiến Minh đã phải chia tay giải đấu vì chấn thương
-
SEA Games 30Thể thao26/11/2019Sáng 26/11, các vận động viên có mặt tại lễ tiễn Đoàn thể thao Việt Nam ở sân bay Nội Bài lên đường sang Philippines tham dự SEA Games 30
-
SEA Games 30Thể thao25/11/2019Tuyển võ thuật Việt Nam gặp khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu huy chương ở SEA Games 30
-
Thể thao21/11/2019Sau khi em trai bất ngờ bị đấm đến mức nhập viện khi ra mắt ONE Championship
-
Thể thao12/11/2019Lê Quang Liêm có một trận đấu xuất sắc trước cựu Vua cờ thế giới thứ 15
-
Thể thao11/11/2019Ở loạt trận đầu tiên của ATP Finals, Novak Djokovic thắng dễ dàng trước Matteo Berrettini
-
Thể thao08/11/2019Wozniacki diện bikini nhưng các fan đều chỉ chăm chú thán phục múi bụng của cô
-
Thể thao07/11/2019Mike Tyson khiến nhiều người ngã ngửa khi mới tiết lộ lý do vì sao lại thích nuôi hổ trên chương trình "The Joe Rogan Experience"
-
Thể thao06/11/2019Võ sỹ từng mắc căn bệnh béo phì đã vượt qua khó khăn để trở thành tay đấm vô địch thế giới ở hạng cân hiếm
-
Thể thao05/11/2019Sau thành công tại Immortal Triumph hồi tháng 9, ONE Championship đã quyết định trở lại TP.HCM vào tháng 3/2020
-
Thể thao04/11/2019Nguyễn Trần Thu Nhi đã gây chấn động khi chỉ mất 16 giây để đấm knock-out nữ võ sĩ chuyên nghiệp Kannika Bangnara và khiến đối thủ người Thái Lan phải nhập viện cấp cứu