“Hiện tại, việc xử lý bùn đỏ ởLâm Đồng đang ngốn 2 USD/tấn. Với số lượng thải lớn sẽ rất tốn kém. Giờ ta tậndụng nguồn cung này để sản xuất, các doanh nghiệp khai thác bauxite sẽ rất ủnghộ nhượng lại “rác” vì một công được đôi việc” - TS. Nguyễn Trung Minh (trưởngphòng Hóa, Viện Địa Chất, Viện KH-CNVN, trưởng nhóm nghiên cứu) cho biết.
Lối ra cho khai thác bauxite?
Lý giải trên góc độ khoa học, ôngMinh cho biết, bùn đỏ thải ra có hại vì bị tán nhỏ, mất liên kết trong quá trìnhtách nhôm. Nhưng khi sử dụng làm vật liệu để sản xuất sản phẩm xử lý nước thải,chúng được gia cố tạo rắn, không tan trong nước, chất nguy hại không còn nữa.
“Trong điều kiện phòng thí nghiệm, về mặt lý, hóa, sản phẩm không còn tác hại.Đặc biệt, quá trình sản xuất không bỏ một chất thải nào ra môi trường. Nhưngtrong thời gian tới còn tiến hành ứng dụng thử nghiệm ở một cơ sở sản xuất cụthể thì mới có kết luận chính xác”, ông Minh khẳng định.
|
“Bùn đỏ - vật liệu để sản xuất sản phẩm xử lý nước thải rất sẵn, trữ lượng lớn và đã được nghiền nhỏ sẵn như thế này”, TS. Minh cho biết |
Theo ông Minh, có thể đây khôngphải là sản phẩm tốt nhất trong hấp phụ kim loại nặng để xử lý nước thải, nhưngnó giải quyết được bài toán kinh tế chung. Các doanh nghiệp khai thác bauxite đỡchi phí xử lý chất thải.
Quá trình sản xuất sản phẩm xử lýnước thải sẵn nguyên liệu nên chi phí sản xuất thấp kéo theo giá thành sản phẩmthấp. Với điều kiện mới thoát nghèo như nước ta, các doanh nghiệp sẽ… đỡ xóttrong việc đầu tư xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường.
Việc tái sử dụng chất thải củamột quá trình sản xuất hoặc sử dụng những vật liệu giá rẻ để sản xuất ra một sảnphẩm khác thân thiện với môi trường là hướng đi cần được quan tâm để phát triểnbền vững.
Hiện tại chưa có nhà máy để sản xuất hàng loạt sản phẩm xử lý nước thải từ bùnđỏ cũng như chưa tính toán được sẽ sử dụng hết bao nhiêu phần trăm lượng bùn đỏtừ khai thác bauxite thải ra vì còn phụ thuộc vào nhu cầu từ thị trường.
Nhưng từ kết quả nghiên cứu rất khả quan như hiện tại thì việc tận dụng đượcchất thải này giải quyết được bài toán kinh tế, xã hội lớn, có thể là một lối racho hoạt động khai thác bauxite, ông Minh cho biết.
Lượng bùn đỏ thải ra từ chế biến quặng bauxite chiếm tới 30% tổng lượng khaithác. Vì vậy hằng năm, riêng ở Lâm Đồng đã cho ra lò ra hàng triệu tấn.
Hồ chứa bùn đỏ với những bờ ngăn không kiên cố chính là thảm họa. Mưa, lũ cuốnloại rác thải chứa 70% nước với nồng độ kiềm cao này xuống sông, suối hủy hoạimôi trường sinh thái.
Chưa tính đến kiềm, kim loại nặng?
|
TS. Bảng: "Sau khi xử lý nước thải, lượng kim loại nặng bị hấp phụ sẽ phải được gom lại như thế nào, tránh khuếch tán ra môi trường?" |
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Bảng(Phòng Thí nghiệp Hóa Môi trường – Khoa Hóa học, ĐHKHTN – ĐHQGHN), bùn đỏ đãđược ứng dụng rất nhiều như để làm vật liệu xây dựng, làm đường, làm sơn màu…Còn trong lĩnh vực xử lý nước thải, bất cứ vật liệu địa chất nào cũng có ítnhiều khả năng này.
Vì vậy việc tận dụng bùn đỏ, xử lý, tách các thành phần trong đó để hấp phụnhững kim loại nặng trong nước thải là hoàn toàn có thể. Đơn giản nhất là tậndụng hidroxit sắt, nhôm có trong đó chuyển hóa thành các loại phèn sắt, phènnhôm để đánh trong nước.
Nhưng vấn đề đặt ra là, bên cạnh tác dụng trên thì nó có gây ra tác hại gì kháckhông? Vì bản thân bùn đỏ có chứa nhiều kiềm từ quá trình tách nhôm và rất nhiềucác thành phần khác nữa.
Ngoài ra, cần có cách quản lý tốt, đầu tư công nghệ thỏa đáng để có quy trìnhliên hoàn, triệt để. Cụ thể là sau khi xử lý nước thải, lượng kim loại nặng bịhấp phụ sẽ phải được gom lại như thế nào, tránh khuếch tán ra môi trường?
Nếu giải quyết tốt các câu hỏi trên, chúng ta có được sản phẩm để xử lý nướcthải từ nguồn nguyên liệu sẵn có như bùn đỏ sẽ rất hữu ích. Vì đây đang là mộttrong những bài toán khó giải của nhiều địa phương khi tiến hành khai thácbauxite.
Theo Trần Quỳnh