Cụ rùa ngự trong tủ kính ở đềnNgọc Sơn, Hà Nội, là một trong bốn cụ từng sống ở hồ Gươm. Cách đây hơn bốn mươinăm, ở tuổi 900, cụ qua đời trong một sự kiện đầy sóng gió và thương tâm.
Giáo sư Hà Đình Đức, nhà động vậthọc từng có khoảng 20 năm nghiên cứu về rùa ở hồ Gươm, kể lại câu chuyện về cáichết của cụ. Ông cũng cảnh báo rằng nếu cụ Rùa còn lại hiện nay không được chữatrị kịp thời, thì cá thể rùa mai mềm lớn cuối cùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi.
![]() |
Giáo sư Hà Đình Đức kể lại câu chuyện về cái chết của cụ rùa. |
Cái chết
Khoảng 10h sáng ngày 2/6/1967,nhận được tin báo của người dân gần nhà hàng Thủy Tạ có nhiều người đang xem cụrùa nổi, cần giải tán gấp đề phòng máy bay của Mỹ đến bắn phá, đội trưởng Độicảnh sát hình sự Trần Phương cùng một trinh sát ra ngay hiện trường. Hai ngườithấy trên mai rùa có một đám bọt màu hồng to như cái mũ sùi lên.
Đội trưởng Trần Phương yêu cầumọi người giải tán, đồng thời lấy đòn gánh đuổi rùa ra xa bờ, nhưng cụ rùa cứtiến sát vào bờ. Lúc này mọi người mới nhận ra đám bọt trên mai cụ là máu và chorằng cụ bị thương do mảnh đạn từ hai ngày hôm trước khi máy bay Mỹ ném bom.
Được tin cụ rùa chết, công tythực phẩm đã tới mua với giá 2,7 đồng mỗi kg. Khi công ty này đang khiêng cụ lênxe, thì nhận được chỉ thị của chủ tịch thành phố Trần Duy Hưng yêu cầu “Sở côngAn, Sở Y Tế và Công ty Công viên cây xanh bằng mọi cách phải cứu chữa vết thươngcho Rùa Hồ Gươm – một loài động vật đã gắn với truyền thuyết linh thiêng củalịch sử”.
Lúc này Đài truyền thanh Hà Nộithông báo máy bay của địch đang tiến gần, yêu cầu người dân sơ tán xuống hầm đểbảo đảm tính mạng. Còn hai chiến sĩ công an vẫn đứng trông cụ rùa.
Đúng lúc đó, một chiếc xe Tuỳviên văn hoá của Đại sứ quán Liên Xô đỗ lại chỗ cụ Rùa bị thương, ông này rấtngạc nhiên khi nhìn thấy "một con rùa to đến thế này", và muốn ghi lại hình ảnhcủa cụ.
![]() |
Tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn. Ảnh do Giáo sư Hà Đình Đức cung cấp. |
Sau đó theo chỉ thị của thànhphố, tất cả các bên thống nhất đưa cụ Rùa về hồ nước trong công viên Bách Thảo,rồi lại đưa về căn nhà số 90 phố Thợ Nhuộm - di tích lịch sử - để các bác sĩchữa trị.
"Các loại thuốc chữa cho cụ Rùađều là thứ hiếm và đắt đỏ, trong đó có một thùng thuốc kháng sinh pê-ni-xi-linvà nước đá. Sống trong thời kỳ đó mới biết, loại thuốc kháng sinh đó quý hơnvàng, còn 8 cây nước đá thì đắt giá và hiếm như thế nào", giáo sư Đức nói."Nhưng do vết thương quá nặng, nên cụ đã chết lúc 14h ngày hôm đó".
Sau khi cụ Rùa chết, Ủy ban thànhphố yêu cầu giải phẫu để tìm nguyên nhân. Cụ rùa dài 2m10, chiều rộng 1m20, nặng250 kg, trên mai rùa có một lỗ thủng tròn, đường kính rộng 5cm, sâu 6 cm, xuyênthủng xuống phổi của rùa, gây mất nhiều máu và có thể là nguyên nhân làm rùachết.
Khi mổ thi thể không thấy có mảnhđạn, đầu đạn nào, trong bao tử rùa vẫn còn năm con cá mè dài khoảng 40 cm vàmười hòn sỏi đá to bằng trứng gà, trứng vịt. Những hòn đá này chính là công cụnghiền thức ăn để nuôi sống cụ rùa bao năm. Chuyên gia giải phẫu xác định tuổicủa rùa thuộc loại “cụ ông”, có độ tuổi trên 900 năm.
Ngay tối hôm đó, Đội trưởng côngan Trần nhận lệnh cấp trên tìm ra ai là người đã gây ra vết thương trên mai cụrùa.
Kết quả điều tra cho thấy trướcđó hai ngày, Quốc doanh Cá (thuộc Công ty thực phẩm Hà Nội là đơn bị nuôi cá tạihồ ở thành phố) tổ chức đánh bắt cá và thuê một số người ngoài kéo lưới. Theothông tin từ một số nhân viên Quốc doanh Cá, trong thuyền có người tên là Thư(quê ở Thái Bình) khi đang thả lưới thì lưới mắc phải một vật gì đó rất to vànặng, không thể kéo lên được.
Theo lời các nhân chứng, khi ôngThư phát hiện ra đó là con rùa lớn bị mắc chân vào lưới, ông gỡ mãi không ra,thậm chí còn bị cụ rùa kéo cả thuyền đi. Nếu ông buông tay thì mất lưới, khôngđánh được cá, có khi còn chìm cả thuyền, nên ông Thư ghìm rùa vào cạnh thuyền,lấy xà-beng đâm mạnh vào mai rùa, do thọc sâu quá nên phải khó khăn lắm ông mớirút xà beng ra được. Thủ phạm làm chết rùa đã được xác định và sẽ bị truy tốtheo pháp luật.
Ông Thư biết chuyện sợ quá nêntrốn biệt tăm. Lúc đó tình hình chiến tranh bắn phá ác liệt, nên người ta khônglàm to chuyện, sự việc bị bỏ qua và không ai nhắc tới.
Tiêu bản trưng bày
Giáo sư Đức cho biết, sau cáichết của cụ Rùa hồ Gươm, Ủy ban hành chính Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chứcnăng giữ làm tiêu bản. Nhiệm vụ này được giao cho Hợp tác xã Quyết Thành do ôngVũ và ông Nguyễn Văn Ty phụ trách.
"Khi làm tiêu bản, người ta mổbụng, lấy toàn bộ phần thịt và nội tạng, rồi lột, xử lý da bằng phooc-môn. Bướctiếp theo là dựng bộ xương bằng khung sắt, nhồi bông làm phần thịt, bọc bộ dalên và dùng các dầu bóng tạo vẻ ngoài như thế”, giáo sư Đức cho biết, dựa theolời kể của ông Nguyễn Văn Cường, con trai ông Nguyễn Văn Ty. Bộ xương của cụđược lưu trong bảo tàng Hà Nội.
Tiêu bản Rùa cho đến nay vẫn đượckiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Hiện nay nhiệm vụ tu bổ tiêu bản được giao cho doBảo ràng động vật khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Ông Vũ NgọcThành, người đảm trách việc tu bổ, cho biết nguyên liệu ông thường dùng để gắnnhững vết nứt, những vết tróc trên thân cụ rùa gồm thạch cao, latex, keo 502.
Trong đợt kỷ niệm 1000 năm ThăngLong, Hà Nội mới đây, cụ cũng được phục chế, tu sửa các chi tiết bị xuống cấp ởmũi, miệng.
Điều gây khó khăn cho việc bảotồn tiêu bản cụ rùa là một số người đi lễ nhét tiền vào tủ kính, tạo điều kiệncho nấm mốc phát triển.
Theo các tài liệu mà giáo sư HàĐình Đức lưu trữ được, trong hồ Gươm từng có 4 cụ rùa. Hai cụ đã chết trong thờigian không xác định; cụ thứ ba hiện còn tiêu bản trong đền Ngọc Sơn, và cụ cuốicùng đang sống trong hồ.
"Hiện cụ rùa đang sống trong hồGươm bị thương rất nặng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, cụ rùa cuốicùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi", giáo sư Đức lo lắng.
Theo Hương Thu
Vnexpress