Mới đây, cô bạn thângọi điện mời dự đầy tháng của công chúa cưng. Tôi hồ hởi chúc mừng và hỏi tênbé, bạn tôi ỉu xìu: “Qua đi, rồi mình kể”...
TIN LIÊN QUAN
Do là cháu gái đầu của cả hai bên nội ngoại nênai cũng muốn tham gia đặt tên.
Chín người mười ý, chẳng ai chịu ai, vì thế màthiên thần bé bỏng tuy đã được một tháng tuổi nhưng vẫn chưa có tên. Cậu Útmuốn đặt tên giống các thần tượng đang “hot”, cô Hai thì thích đặt giống tênmột nhân vật trong bộ phim đang xem, bà ngoại thích tên hai mẹ con phảigiống nhau chữ lót, bà nội lại chọn tên Ngọc Lan vì nhà đã có Hồng Nhung,Bạch Huệ, Thu Cúc… Riêng bà cố chỉ nêu ý kiến: “Cái tên nói lên tính cách,vì thế không nên tùy tiện đặt tên, phải nghĩ đến con bé nhiều hơn”.
Đặt tên, nghe thì dễ nhưng vợ chồng tôi cũng gặpkhông ít khó khăn. Lúc đặt tên cho con gái tôi, gia đình bàn suốt cả tuần lễmà vẫn chưa tìm được cái tên ưng ý. Những tên nhiều người thích thì lại bịtrùng với người thân. Vất vả ghi chép, tẩy xóa hơn hai tuần lễ, vợ chồng tôimới chọn được cái tên vừa ý mà “không đụng hàng”.
Ngày nay, việc đặt tên không còn bó gọn trong các quan điểm, khuôn phép như ngày xưa nên cái tên có phần hoa mỹ hơn, âm điệu cũng hay hơn
Chồng tôi nói nửa đùa nửa thật với bà nội của bérằng, tới đời cháu chắc không còn tên để đặt. Tuy vậy, vấn đề vẫn chưa dừnglại ở đó. Năm trước, đón con từ trường mẫu giáo về, cô nhóc phụng phịu: “Cácbạn chọc con, bảo rằng Dương là tên con trai”. Suốt chặng đường về nhà, tôinói cho con rõ, ba mẹ đặt tên con là Thùy Dương, tên một loài cây hữu ích ởven biển.
Tôi nhớ, hồi học cấp I, đến bài học về danh từriêng, cô giáo dành cả buổi học để chúng tôi nói về ý nghĩa của tên mình.Sau buổi hôm ấy, cả lớp tôi ai cũng thích xưng tên với các bạn xung quanh.Định Thủy khoe tên mình là tên của xã bắt nguồn phong trào Đồng khởi (Mỏ CàyNam, Bến Tre), Ngọc Quý lý giải ba mẹ đặt tên như vậy là do “cưng mình nhưcục vàng”. Riêng cậu bạn vốn ít nói nhất lớp tôi thì lại càng trở nên imlặng hơn. Bạn ấy ngại tiếp xúc với bạn bè. Tên của bạn ấy là Lê Văn Bỏ. Thếnhưng chẳng ai gọi thế cả trừ khi điểm danh. Các bạn trong lớp vẫn thườnggọi cậu ấy bằng cái tên cụt ngủn, Bỏ. Có lẽ, đó là nỗi mặc cảm và cũng lànguyên nhân khiến cậu ta luôn trở thành mục tiêu trêu ghẹo của đám con trai.
Nhiều người đặt tên con chỉ đểtrả đũa một người nào đó khiến họ oán ghét, thù hận để rồi mỗi khi bực tức, họlại trút tất cả lên chính đứa con thân yêu của mình. Họ đã không coi trọng việcđặt tên, đồng thời cũng không nghĩ về đứa trẻ, về tương lai của nó mà chỉ đơnthuần muốn giải tỏa sự ích kỷ của bản thân. Thiết nghĩ, các bậc cha mẹ nên cẩntrọng, cân nhắc kỹ lưỡng và suy nghĩ đến con cái nhiều hơn trước khi quyết địnhchọn tên cho bé. Đừng để bị lúng túng khi bé yêu chợt hỏi, tại sao ba mẹ lại đặttên con như thế, tên con có ý nghĩa như thế nào?…
Ngày nay, việc đặt tên không cònbó gọn trong các quan điểm, khuôn phép như ngày xưa nên cái tên có phần hoa mỹhơn, âm điệu cũng hay hơn. Có những cái tên khiến người nghe nhớ mãi dù chỉ gặpđôi lần.
Cái tên có khi là mơ ước, là kỳvọng và là kỷ niệm của cha mẹ muốn gởi gắm vào con cái. Cũng có thể cái tên thểhiện ước mơ, quan điểm về cuộc sống mà các bậc cha mẹ muốn con mình luôn ghinhớ. Thế nhưng, rất nhiều lần tôi nghe những câu nói đại loại như: sao tính tìnhcủa nó không hiền, không đoan trang như cái tên; hay: đặt tên con là Được mà saocon làm gì cũng hỏng? Một số bạn trẻ cho rằng, tên chỉ để phân biệt giữa ngườinày với người khác. Phải chăng các bạn ấy không biết quý trọng cái tên, khônghiểu nó có ý nghĩa như thế nào nên không tự hào? Có bao nhiêu người trong chúngta từng dạy con tìm hiểu về cái tên của chúng? Những niềm tự hào lớn lao luônbắt nguồn từ những niềm tự hào đơn giản, gần gũi nhất về mình, về gia đình mình.
Theo bước con trưởng thành, cái tên lúc nàykhông chỉ để phân biệt với người khác mà nó còn là uy tín, là tài sản. Còngì vui hơn khi con thành đạt, có cơ hội để đặt cho mình những thương hiệu,những nghệ danh ấn tượng, nhưng vẫn trân trọng giữ đúng cái tên do ba mẹtrao tặng từ thuở nằm nôi!