Chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ đầu năm tới nay đã "nóng" bởi trên thịtrường cơ quan chức năng thường xuyên phát giác những vụ vận chuyển kinh doanhthịt "bẩn". Việc xử phạt vẫn chỉ là mức vi phạm hành chính nhẹ hều, khó ngănđược kẻ xấu sẵn sàng chịu phạt để tiếp tục kiếm lợi nhuận từ kinh doanh thịt bẩn.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của các Bộ, Ban, ngành 63 tỉnh thành liên quando Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì tuần qua, ông Trương QuangHoài Nam Cục trưởng Cục QLTT nói: "Vấn đề là chúng tôi thiếu những kỹ năng đểphát hiện mưu mô che giấu tinh vi của các đối tượng mà tối mắt vì đồng tiền lợinhuận mà họ không từ thủ đoạn gì dám làm".

Theo Cục trưởng cục QLTT Trương Quang Hoài Nam, ngành QLTT hiện cả nước có 600đội QLTT với gần 6000 cán bộ hoạt động tại 63 tỉnh thành được tổ chức tới cấphuyện. "Thế nhưng khi tham gia xử lý thì vô vàn khó. Có 600 đơn vị QLTT nhưng BộY tế cấp cho có 20 bộ tets nhanh giám sát về 4 chỉ tiêu ATVSTTP. Tới nay các bộtets này cũng đã hư hỏng nhiều. Và cái cần hơn là Bộ y tế hãy trang bị cho QLTTkỹ năng để nhận biết hành vi vi phạm VSATTP".

Cũng tại cuộc họp trên, Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm và môi trường - C49Bộ Công an Trần Trọng Bình đã dẫn chứng một vụ việc rất điển hình mà có tìnhhuống giống hệt như các vụ việc kinh doanh thịt thối bị phát hiện gần đây tại TPHồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Đó là khoảng gần 3 tạ mỡ thối khi đang đượcmột chủ hàng vận chuyển tới một cửa hàng bán lòng heo tại chợ Nghĩa Tân (CầuGiấy) và tìm cách bán cho các chủ hàng bánh rán, bánh quẩy thì bị C49 phát hiện,bắt quả tang. Thế nhưng chủ lô hàng dù đã được bắt tận tay nhưng vẫn cãi phăngcho rằng mỡ họ dùng để làm thức ăn gia súc, chứ không bán cho người.

Cần mạnh tay với hành vi kinh doanh thực phẩm
Hiện trường một vụ kinh doanh thịt "bẩn" bị phát hiện tại TP HCM vào tháng 4/2012.

Trước tình huống phát sinh trên,C49 đã phải nhờ tới Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, nhưng câu trả lời là: "Còn là mỡheo! chưa phải thực phẩm". C49 tiếp tục liên lạc qua Thanh tra Bộ NN&PTNT mới có"lối mở" cho vụ án mỡ thối với câu trả lời là : chưa thành thực phẩm nhưng đãbày bán trong cửa hàng lòng heo bán cho người là đủ cơ sở tịch thu, xử lý.

Thế nhưng theo đồng chí Trần Trọng Bình, để nhận được câu trả lời phối hợp ở mộtvụ việc nhỏ trên, cũng vừa hết 1 ngày với sự "vào cuộc" của cả 3 Bộ: Bộ Công an,Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế. Trong khi đó riêng năm 2011, C49 đã tham gia xử lý 1.164 vụviệc vi phạm VSTP, xử lý 381 tổ chức, cá nhân với số tiền phạt lên 1.554.000.000 đồng. Tính riêng số vụ vi phạm thịt Gia súc gia cầm là 395 vụ. Nếu kiểuphối hợp như trên sẽ không hiệu quả. Vì thực tế nhiều vụ việc vi phạm ATTP đangtiến hành, chủ hàng tìm cách phi tang hàng hóa hay "chạy" cho lô hàng hợp pháp…

Do đó theo Cục trưởng Trọng Bình, rất cần thiết phải có thông tư liên ngànhtrong phối hợp xử lý các hành vi vi phạm ATVSTP. Sau đó các ban ngành căn cứ vàođó cứ thế mà xử lý. Không còn mất thời gian liên lạc, hội họp.Trong đó qui địnhkhông nhất thiết phải tất cả các ban bộ ngành cùng xử lý một vụ việc. Nên quiđịnh lực lượng nào là chính, cấp bách tham gia xử lý. Các lực lượng khác chỉ cửChuyên gia hỗ trợ. Và cần có "thông tư tháo gỡ ngay" về quan hệ giữa các ngànhtrong xử lý hành vi vi phạm VSTP để đạt hiệu quả, tránh chồng chéo.

Đối với việc xử lý hành vi vi phạm ATTP khi lưu thông trên thị trường rất cầnthiết lập bộ phận tiếp nhận tố cáo từ người dân, tránh thủ tục rườm rà. Lựclượng Công an, QLTT… kể cả Công an khu vực trực 24/24h. Đặc biệt với loại hànghóa thực phẩm, việc kiểm soát từ gốc được vẫn là căn cơ. Hàng nhập khẩu phải làkiểm soát từ Biên giới, hàng trong nước phải kiểm soát được từ nơi nuôi trồngnguyên liệu. Nếu được vậy thì không có vụ vi phạm thực phẩm gì không xử lý được

Theo CAND