...Không khí trong trại đã chộnrộn từ một tháng nay. Trong số hơn một trăm phạm nhân được về đợt này có tên ôngPhú. Dù các quản giáo đã báo trước với ông tin vui này nhưng khi ra hội trường,nghe một ông Phó Giám thị đọc danh sách tên từng người được đề nghị cấp trên xétđặc xá, ông Phú vẫn thấy trống ngực đập thình thịch, người run lên vì cảm giácvui sướng đến nghẹt thở....

1. Trời đã vào thu, cái nóngdường như dịu bớt. Từng vạt nắng mỏng tang vương trên những dải đồi được phủ mộtmàu xanh mướt của cây trái và trên cao, bầu trời ngăn ngắt không một gợn mây.

Không khí trong trại đã chộn rộntừ một tháng nay. Chẳng là sắp tới trại tổ chức lễ công bố quyết định đặc xá chomột số phạm nhân. Người cải tạo tốt thì may mắn được về đoàn tụ cùng gia đình.Còn những người khác ở lại, chờ đợi cơ hội đến với mình. Trong số hơn một trămphạm nhân được về đợt này có tên ông Phú. Dù các quản giáo đã báo trước với ôngtin vui này nhưng khi ra hội trường, nghe một ông Phó Giám thị đọc danh sách têntừng người được đề nghị cấp trên xét đặc xá, ông Phú vẫn thấy trống ngực đậpthình thịch, người run lên vì cảm giác vui sướng đến nghẹt thở.

Gần đến ngày về, đêm nào ông cũngthức. Chỉ nghĩ đến giờ phút được chạy vào con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo nằm cuối quậnHai Bà Trưng, mở toang cánh cửa, lao vào trong rồi đứng ngây giữa căn phòng nhỏ,ngắm từng đồ đạc, vật dụng in đậm dấu vết thời gian, ông Phú đã thấy bồn chồn,háo hức như một đứa trẻ ngóng mẹ về.

Ngôi nhà tuềnh toàng ấy được xâycách đây đã hơn hai chục năm do cơ quan ông phân đất cho. Nhà nghèo, lại đôngcon, ông vay tạm bạn bè để xây gian nhà nhỏ có chỗ tránh nắng mưa cho vợ con.Năm tháng qua đi, ngôi nhà dần xuống cấp. Trong thâm tâm, ông vẫn muốn khi nàocó điều kiện sẽ đập đi, xây dựng lại một tòa nhà khang trang, có khoảng sân vàmảnh vườn trồng hoa phía trước. Nơi ấy, các con ông đã lớn lên và sau này, nhữngđứa cháu ông lần lượt chào đời. Chúng sẽ có một cuộc sống êm ấm và tốt đẹp hơncha mẹ chúng.

Dạo còn ở nhà, mỗi khi mất điện,ông vẫn đi lại bình thường mà không hề va vào thứ gì. Rồi khi đặt mình xuốngchiếc phản kê ở góc nhà, dù nhắm mắt lại, ông có thể nhớ rõ từng vết nứt, vếtloang lổ trên các bức tường. Đời ông nghèo quá, có được mảnh đất là may mắn lắmrồi. Nhà khó nên luôn vấp vào cảnh giật gấu vá vai. Vợ  chồng ông cũng tích cópbàn tính việc xây lại nhà, nhưng mỗi lần chuẩn bị xây thì lại có chuyện. Khôngbệnh tật thì cũng là chuyện học hành của con cái. Khoản tiền cóp nhặt bao lâumới có lại bị ném vào những việc đó, thế là trắng tay.

Thấm thoắt ông đã vào trại giamđược hơn 5 năm. Chính xác là 5 năm 4 tháng 12 ngày. Kể cũng chẳng hay ho gì. Dùgì thì vợ cũng bị mang tiếng có ông chồng đi tù, con xấu hổ vì có người cha dínhvào vòng lao lý. Bản tính ông đâu có hung hăng, côn đồ đến thế, nhưng tất cả mọithứ như dồn ông vào bước đường cùng. Ông không thể chịu nổi và kết cục bi thảmđã xảy ra, như một tai họa từ trên cao rơi trúng đầu ông.

Cánh diều mùa thu
Minh họa của Lê Tiến Vượng.

2.Sát nhà ông là nhà vợchồng ông Hoạch. Hai vợ chồng có ba đứa con, hai gái một trai. Thằng contrai lại là út nên cả nhà chăm bẵm, cưng chiều. Nó tên Đức, học ít chơinhiều, học thói xấu nhanh hơn học điều hay lẽ phải. Chưa hết phổ thông,nó bỏ học, đàn đúm theo nhóm bạn xấu. Cả ngày nó ngủ li bì nhưng đêm đếnlại tỉnh như sáo, rồi tụ tập bạn bè rượu bia, cờ bạc, gái gú. Trongnhững thú vui đó, nó mê cờ bạc nhất. Giống một người khát nước, cànguống càng háo, càng háo càng nốc nhiều hơn. Cứ như thế, nó lao vào nhữngvòng xoáy đỏ đen bất tận cho đến một ngày bị nhấn chìm. Đấy là khi nhữngkhoản tiền nợ lên đến hàng tỷ đồng. Dính vào vòng tệ nạn thì có nhữngluật riêng của nó, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện quỵt tiền. Nếu cố tìnhquỵt thì một là mất chân mất tay, hai là tù mọt kiếp. Không còn cách nàokhác, ông bà Hoạch phải cắt một phần đất bán lấy tiền trả nợ cho nó.

 Đang chơi bời lêu lổng, đùng mộtcái, thằng Đức xin cưới vợ. Vợ nó là dân tỉnh ngoài, về thành phố lăn lộn đủnghề, cuối cùng dừng chân ở quán gội đầu thư giãn. Khách đến cửa hàng tất cả lànam giới, đủ mọi lứa tuổi, thành phần. Sau khi đã nốc ễnh bụng rượu bia, họ kéođến quán để thư giãn. Nghĩa là gội đầu không cần nước và thư giãn là mỹ từ chocó văn hóa chứ thực chất là để thỏa mãn sinh lý. Thằng Đức được bạn kéo đến đây.Lần đầu thấy thích, vài lần sau thành quen, đến nhiều nữa thành nghiện và rấtnhanh, nó rơi vào bẫy tình của ả nhân viên có tham vọng đổi đời. Khi nó đưa vợvề ra mắt bố mẹ thì cô gái đã vác bụng mấy tháng. Chuyện đã rồi, đành cho cướichứ còn biết tính sao. Trong cái rủi có cái may. Lấy vợ, sinh con, có khi thằngĐức lại thay đổi tâm tính, thành người tử tế thì đó quả là phúc lớn cho gia đìnhông.

Nhưng trước khi cưới, nhà cửaphải xây dựng lại cho đàng hoàng. Ông bà Hoạch tích cóp được bao nhiêu, nó yêucầu phải bỏ ra hết để xây một ngôi nhà thật hoành tráng. Đúng là dân lưu manh.Lòng tham của thằng Đức thật không có giới hạn. Nó đập tường đi xây bức tườngmới, lấn sang đất nhà ông hơn hai chục phân khiến ông rất tức giận. Cãi nhauchán, mang ra phường kiện cũng chẳng ăn thua, ông đành ngậm bồ hòn làm ngọt.Chưa hết, khi xây lên tầng hai, nó còn lao ban công, trổ cửa sang nhà ông. Lầnnày thì giọt nước tràn ly. Ông gọi vợ chồng ông Hoạch ra nói chuyện. Thằng Đứctừ đâu chạy tới, phanh ngực áo, nói oang oang có ý dằn mặt ông:

 - Ngứa mắt hả, tôi thích làm gìlà việc của tôi. Ông mà còn kiện tụng, có ngày tôi cho ông quanh năm buôn chuốixanh, ngắm gà khỏa thân luôn!

Cuộc đấu khẩu giữa hai nhà diễnra ngay sau đó và cao trào là cuộc hỗn chiến. Trong cơn tức giận, ông nhặt mộtviên gạch vỡ nện vào cái đầu trọc lốc, bóng nhẫy của thằng Đức khiến nó đổxuống, giãy đành đạch. Người ta đưa nó vào bệnh viện cấp cứu, hai ngày sau thìtắt thở. Ông bị bắt và lĩnh cái án 8 năm tù.

3.Cạnh chỗ nằm của ông ở phântrại 3 là chỗ của thằng Sơn. Nó bằng tuổi thằng lớn nhà ông, khôi ngô, nhanhnhẹn, xởi lởi. Ở ngoài đời, nếu học hành đến nơi đến chốn, phấn đấu bằng anhbằng em không chừng nó thành bác sĩ, kỹ sư rồi. Mà cái mồm nó nói dẻo quẹo thếthì gái chỉ có chết mê chết mệt. Dạo mới nhập trại, nó gọi ông là bác, sauchuyển thành “papa”. Lần đầu ông thấy ngượng khi nó gọi mình như thế, nhưng nghemãi thành quen, lại thấy ngồ ngộ.

Thằng Sơn được sinh ra trong mộtgia đình tử tế, bố mẹ là dân trí thức. Bước ngoặt lớn trong đời nó là khi bố mẹnó bỏ nhau vì bố nó cặp bồ với một cô gái trẻ và có con riêng. Nó sống với mẹ,khi mẹ đi bước nữa thì nó dọn đến ở với bà ngoại. Nhưng nó vẫn thích ở một mìnhhơn, tha hồ tự do, không bị kiểm soát, thỉnh thoảng lôi bạn bè về nhà đàn đúmđến sáng cũng không bị ai mắng mỏ gì.

Học hết năm thứ 2 một trường caođẳng, nó bỏ hẳn. Bố mẹ vẫn gửi tiền vào tài khoản cho nó nhưng ăn chơi như nóthì đến núi tiền cũng cạn. Túng quá hóa liều, nó cùng mấy thằng bạn rủ nhau đicướp giật tài sản. Chỉ vài lần thao tác, nó đã thuần thục và thấy công việcchẳng vất vả gì. Có lần, nó giật túi xách của một cô gái, bên trong có từng xấptiền xanh, đỏ khiến cả bọn mừng húm, ăn chơi đập phá cả tuần.

Ông Phú và thằng Sơn cùng làm ởxưởng mộc. Có việc gì nặng nhọc nó cũng giúp ông. Một lần nó chặn khúc gỗ tođang lăn về phía ông khiến bàn chân tóe máu. Băng bó xong, nó toét miệng cười:

- Khi nào xé hết lịch, con chopapa hai sự lựa chọn, một là về sống với con, hai là con đến “ăn vạ” nhà papa.Con gái papa nhìn thấy con là bồ kết ngay.

- Sư bố anh, tôi đến nhà anh đểbà nhà chết khô à?

Thấy ông đùa vui, nó nhìn vào mắtông:

- Mà nhìn kỹ thấy papa cũng đẹpgiai phết. Thời trẻ papa chắc oanh liệt lắm. Thế mà papa chẳng cho chúng con ítkinh nghiệm gì. Papa biết không, rậm râu như papa là tốn gái lắm đấy.

Ông nhìn nó cười vang. Ngay cảcái kiểu đùa của nó cũng không giống người khác. Nó khiến ông vui và không thểgiận lâu. Từ ngày vào đây nó đã thay đổi tâm tính nhiều, không như những ngàyđầu, tính tình nóng như lửa. Trong phòng có mấy thằng bằng tuổi nó, chỉ nói vàicâu là lao vào choảng nhau. Ông lại phải đứng ra khuyên giải. Dẫu sao, chúng vẫnlà những đứa trẻ và điều quan trọng nhất, chúng tin ông là người tốt. Hoàn cảnhđã xô đẩy khiến ông phải sống những tháng ngày tủi nhục nơi đây chứ nếu ở ngoàiđời, tìm một người cha như ông đâu phải dễ.

4. 9 giờ sáng, các thủ tục côngbố quyết định đặc xá đã hoàn tất. Những khoảnh khắc của tự do đang nhích lạigần. Tự nhiên, ông thấy trong lòng cuộn lên một cảm giác vô cùng khó tả. Gần hainghìn ngày sống ở đây chứ có ít gì. Bao kỷ niệm vui buồn như găm vào thịt da.Qua vuông cửa ở hội trường, đập vào mắt ông là một khoảng trời cao vợi. Nắngchảy chan hòa trên những vòm lá và cả những ngọn gió thổi hào phóng dọc cáctriền đồi. Bất giác, ông nhắm mắt lại. Lần lượt từng khuôn mặt trôi chầm chậmtrong trí nhớ ông như một đoạn phim quay chậm. Đầu tiên là Ban giám thị, tiếpđến là các quản giáo phân trại của ông và cuối cùng là những phạm nhân đã sốngcùng ông nơi đây.

 Vợ con ông đứng vẫy tay từ xa.Ông định chạy đến với họ thì bất ngờ khựng lại vì thằng Sơn lao đến, ôm chặt ôngtừ phía sau:

- Papa nhớ giữ sức khỏe nhé. Connhớ papa nhiều lắm!

Rất khó khăn, ông mới nói đượcvới nó:

- Ừ, ta cũng rất nhớ con. Ratrại, nhớ tu tỉnh thành người tử tế con ạ. Đừng chơi bời lêu lổng nữa. Đời thằngtù con thấy khổ như thế nào rồi. Con còn trẻ, còn nhiều cơ hội làm lại từ đầu.Papa luôn tin ở con!

Ông chỉ nói vậy, siết chạy tay nómột lần nữa rồi quay đi. Qua cổng sắt, ông ngoái lại, thằng Sơn vẫn đứng đó,người nó như vươn về phía trước, còn hai cánh tay dang rộng, vẫy vẫy ông như mộtcánh diều đợi gió để vút lên giữa bầu trời xanh thẳm.

Truyện ngắn của Nguyễn Tuấn
 VNCA