Cánh Đồng Chum, tỉnh lị XiêngKhoảng (Lào) là một trong những địa điểm hứng chịu nhiều trận bom khốc liệt củaMỹ trong chiến tranh; đến nay vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểmnhất thế giới.

Địa điểm khảo cổ nhiều biểncấm

Khởi hành từ bến xe Nước ngầm,sau hành trình 18 tiếng, kể cả  thời gian làm thủ tục thông quan tại cửa khẩuNậm Cắn, đúng 12h trưa chúng tôi có mặt tại Xiêng Khoảng thuộc nước bạn Lào địadanh nổi tiếng với cái tên Cánh Đồng Chum.

Trong chiến tranh Việt Nam, CánhĐồng Chum được nhắc đến như là một địa danh đặc thù để chỉ cả vùng cao nguyênXiêng Khoảng, chứ không chỉ riêng khu di tích chứa hàng nghìn chum cổ; nơi tướngphỉ Vàng Pao được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Xiêng Khoảng trong thời kỳ chính phủtrung lập của Lào.

Cánh đồng Chum - điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới
Toàn cảnh cánh đồng Chum, khu vực số 1 nhìn từ trên cao.

Từ Phonesavanh, thủ phủ XiêngKhoảng, bắt tuk tuk với giá 45.000 kip (khoảng 115.000 đồng) cho quãng đường7km tới cánh đồng chum một là một trong ba địa điểm được tham quan

Cánh Đồng Chum gồm ba khu vực,trong thời kỳ chiến tranh đây là một trong những địa điểm hứng chịu nhiều trậnbom khốc liệt của Mỹ và đến ngày nay vẫn là một trong những địa điểm khảo cổnguy hiểm nhất thế giới.

Du khách có thể tham quan ba địađiểm với những chỉ dẫn của MAG (Mines Advisory Group - Tổ chức phòng chống bommìn quốc tế). Tuy nhiên, vẫn có những du khách không tuân theo hoặc không để ýnhững cột mốc chỉ dẫn và thỉnh thoảng thương vong vẫn xảy ra.

Một số người trong nhóm chúng tôikhi mải mê chụp ảnh đã quên cả những cột mốc an toàn hai màu trắng đỏ in dấu củaMAG, mà bước ra khỏi khu vực an toàn tới cả mét trong khi không nhận được sựnhắc nhở cần thiết nào.

Cánh đồng bí ẩn

Tồn tại nhiều truyền thuyết vềcánh đồng Chum nhưng các nhà khảo cổ tin rằng, các chum này có niên đại 1.500đến 2.000 năm, được những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa của họ ngàynay vẫn còn nhiều bí ẩn.

Cánh đồng Chum - điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới
Truyền thuyết về những chiếc chum đá rằng, đây là những bình ủ rượu mà vị vua cổ đại Khun Cheung đã dùng để khao quân sau khúc khải hoàn.

Trong một số cuộc khai quật,việc tìm thấy hài cốt và tro cốt tại đây khiến một số nhà nhân chủng và khảocổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt, vật dụngcủa người quá cố theo phong tục của một dân tộc Lào cổ là người Puôn, hoặcchứa thực phẩm.

Trong khi đó một số câu chuyệnhuyền thoại của người Lào cho rằng, có những người khổng lồ đã từng định cư ởkhu vực này. Và theo một trong những truyền thuyết nổi tiếng và được nhiều dukhách lẫn dân bản địa nhắc đến nhất thì vị vua cổ đại tên là Khun Cheung đã chotạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ănmừng chiến thắng sau khi ông đánh bại kẻ thù.

Tại cánh đồng Chum số một có haikhu vực lớn có thể chiêm ngưỡng những chum đá, men theo cổng vào khoảng 3-400 mdốc lên một quả đồi là địa điểm tồn tại chiếc chum lớn nhất với đường kính 2,5 mcao 2,57 m nặng hàng tấn.

Địa điểm này có thể nhìn bao quátxuống dưới nơi có hàng trăm chum cổ kích thước tương tự nhau và đặc biết là cómột chum duy nhất còn tồn tại nắp đậy tuy đã bị vỡ một phần.  

Trên những quả đồi mọc toàn cỏdại đã được đốt dọn còn lẻ tẻ những cụm chum vài ba chiếc ẩn dưới tán cây.

Theo Kiên Vũ
Cánh đồng Chum - điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới