2010 cũng sẽ là năm chứng kiến sự tăng đột biến của các chương trìnhdiệt vi-rút giả mạo, nhắm vào sự lơ là mất cảnh giác của người sửdụng. Đây là cảnh báo được Trung tâm An ninh mạng BKIS đưa ra trongthông báo về tình hình vi-rút 2009 - 2010 hôm qua 20.1.
Các dòng vi-rút mới xuất hiện ngày càng nhiều
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc an ninh mạng của BKIS, vi-rútmáy tính là vấn đề an ninh mạng nhức nhối nhất trong năm qua với cácdòng vi-rút mới xuất hiện ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp.Tổng cộng đã có tới 50.128 dòng vi-rút mới xuất hiện trong năm 2009,gấp 1,5 lần so với năm 2008 và gấp 7 lần so với năm 2007. Các vi-rútnày đã lây nhiễm trên 64,7 triệu lượt máy tính, trong đó lây nhiềunhất là dòng vi-rút siêu đa hình W32.SalityVF.PE đã lây nhiễm trên483.000 máy tính.
![]() |
Trung tâm An ninh mạng BKIS cung cấp |
Theo BKIS, các vi-rút siêu đa hình đã thật sự trở thành nỗi tháchthức không chỉ với người sử dụng mà cả với các phần mềm diệt vi-rútnhờ khả năng tự động biến đổi mã lệnh của chính nó, tạo ra các biếnthể khác nhau trong mỗi lần lây nhiễm khiến cho khả năng nhận dạngvà bóc lớp của các phần mềm diệt vi-rút càng khó khăn.
Chính vì thế,các vi-rút siêu đa hình hiện nay có thể qua mặt được tất cả các phầnmềm diệt vi-rút nổi tiếng nhất trên thế giới. Theo thống kê củaBKIS, trong năm qua Việt Nam đã có 2,2 triệu lượt máy tính bị nhiễmloại vi-rút này.
Cảnh giác với phần mềm diệt vi-rút giả
Cũng theo BKIS trong năm 2009 hàng loạt phần mềm diệt vi-rút giả- Fake AV - ra đời trong một thời gian ngắn gây hoang mang cho ngườisử dụng trên toàn cầu. Bằng cách gửi e-mail hoặc lợi dụng các côngcụ tìm kiếm, hacker dẫn dụ người sử dụng truy cập vào website quétvi-rút trực tuyến giả mạo.
Những phần mềm diệt vi-rút giả mạo nàysau khi được cài đặt trên máy sẽ lại liên tiếp thông báo tình trạngnhiễm vi-rút trên máy tính gây hoang mang cho người sử dụng. Khôngít người đã phải bỏ tiền mua những phần mềm này với hy vọng có thểxử lý được trục trặc, nhưng thực chất lại là tự bỏ tiền ra muavi-rút.
Hệ thống theo dõi vi-rút của BKIS ghi nhận, trong năm qua xuấthiện 744 chương trình giả mạo phần mềm diệt vi-rút với hàng chụcnghìn biến thể. Đã có ít nhất 258.000 máy tính tại Việt Nam bị lừacài đặt các phần mềm này. Để phòng tránh, người sử dụng cần hết sứccảnh giác khi truy cập web, không nên tải về bất kỳ phần mềm nàokhông rõ nguồn gốc.
Trong năm 2009, các loại vi-rút mới không những tăng về mặt sốlượng mà còn xuất hiện với cách thức lây lan và phá hoại mới, tinhvi hơn. Theo BKIS đã xuất hiện loại Trojan có thể nghe lén các cuộchội thoại qua dịch vụ điện thoại internet Skype vốn được sử dụng rấtrộng rãi tại Việt Nam.
|
TheoTrường Sơn