Tai biến thai sản do nước ối được coi là tai biến nguy hiểm trong suốt quá trình mang thai. Nhiều hay ít nước ối quá cũng đều không tốt và đe dọa tính cho cả mẹ và con.
Tai biến thai sản do nước ối được coi là tai
biến nguy hiểm trong suốt quá trình mang thai. Nhiều hay ít nước ối quá
cũng đều không tốt và đe dọa tính cho cả mẹ và con.
Thai lớn nhanh từng ngày, đừng vội mừng
Chị Đào (Thạch Thất, Hà Nội)
vui mừng khi thấy thai nhi của mình lớn nhanh hơn những người mang bầu
cùng kỳ khác. Sang tuần thứ 32 bụng to bất thường chị mới đi khám thường
xuyên hơn thì được biết thai đã hơn 4kg.
Bác sĩ kết luận chị bị tiểu đường thai kỳ, đó là dấu hiệu của tình
trạng đa ối, có thể dẫn đến dị dạng cho thai nhi và gây nguy hiểm cho
mẹ. Đến tuần thứ 35 đi khám bác sĩ yêu cầu chị ở lại viện điều trị hỗ
trợ phổi cho thai nhi. Đến tuần thai thứ 38 thì bác sĩ chỉ định cho chị
mổ. Cũng may mẹ vẫn bình thường nhưng con thì phải nằm viện tiếp tục
theo dõi.
Theo các bác sĩ sản khoa thì: Đa ối là tình trạng nước ối ở thai
nhi nhiều hơn mức bình thường, tức là lượng nước ối từ 2 lít trở lên. Đa
ối gồm có đa ối cấp và đa ối mạn, thường gây ra tình trạng dị dạng thai
hoặc nhiễm trùng ối.
Như trường hợp của chị Đào là đa ối mạn, nước ối tăng từ từ trong
những tháng cuối. Dù diễn biến chậm nhưng thai cũng có thể bị dị dạng
hoặc có tật bẩm sinh trong nội tạng. Những trường hợp như chị Đào
thường được xử lý bằng cách bấm ối gây đẻ non.
Đối với thai phụ đa ối, nguy hiểm có thể xảy ra với cả mẹ và con.
Người mẹ thường bị băng huyết sau đẻ vì tử cung căng giãn quá mức trong
quá trình mang thai, cơ tử cung không co lại được. Mẹ bị khối nước ối to
chèn ép làm cho khó thở, đi lại khó khăn, phù hai chân…
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khẳng định nguy hiểm với em bé còn đáng
sợ hơn rất nhiều, ví dụ như bị đẻ non, sa dây rau khi ối vỡ, ngôi ngang,
ngôi ngược, nhẹ cân hơn những em bé khác… Nếu không phát hiện xử trí
kịp thời có thể khiến thai chết lưu.
Thiếu ối cũng dễ sinh non, dị tật thai nhi
Ngược lại với chị Đào, bác sĩ lại kết luận chị Hạnh ở Đống Đa, Hà
Nội bị thiếu nước ối. Chị Hạnh đi khám thai định kỳ như lịch đã hẹn
nhưng bác sĩ lại yêu cầu nhập viện gấp dù còn 1 tháng nữa mới sinh. Giải
thích với thai phụ và người nhà, bác sĩ cho biết, vì chị Hạnh thiếu
nước ối nên phải sinh gấp nếu không thai nhi có thể bị suy, ngạt, thậm
chí tử vong.
Nước ối được sinh ra do quá trình trao đổi chất của ba yếu tố: màng
ối, thai nhi và thai phụ. Lượng nước ối đầy đủ có vai trò bảo vệ thai
nhi tránh va chạm, nhiễm trùng, chèn ép lên dây rốn...
Nếu thiếu ối, thai nhi có nguy cơ bị biến chứng, thường là dị dạng
đường tiết niệu, trật khớp háng, chân tay khoèo, sự chèn ép phổi trong
thời gian dài khiến em bé suy nhược, tử vong trước khi sinh ra.
Chị Hạnh được coi là trường hợp may mắn, nhờ đều đặn đi khám thai
định kỳ nên chị sớm được phát hiện sớm tình trạng thiếu ối. Dù chỉ định
sinh non nhưng may mắn là thai nhi chưa có biểu hiện dị tật.
Ngoài tình trạng đa ối, thiếu ối, thai phụ cũng nên chú ý đến nguy
cơ nhiễm trùng ối. Dù hiếm khi xảy ra nhưng tác hại của nó lại rất lớn.
Khi mẹ bị nhiễm trùng ối, thai nhi có thể sưng phổi, nhiễm trùng huyết
và tử vong. Sản phụ có thể viêm tử cung, phải cắt tử cung hoặc tắc vòi
trứng gây vô sinh về sau.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y
tế lao động Thái Hà đã khuyên: Việc phòng tránh tai biến thai sản hiệu
quả nhất là khám thai định kỳ. Nhiều ối hay ít ối cũng đều gây ra những
tai biến guy hiểm đối với bà mẹ và thai nhi.
Vì thế, trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần siêu âm khoảng 4-5
lần theo đúng quy định khám thai định kỳ. Phát hiện bụng chậm lớn hoặc
quá lớn so với tuổi của thai kỳ nên đến bác sĩ tư vấn kịp thời. Ngoài
ra, các bà mẹ cần một chế độ dinh dưỡng tốt, mỗi ngày uống từ 1,5- 2 lít
nước.
Quy trình thăm khám đều đặn giúp phát hiện nguy cơ thai phụ thiếu
ối, thừa ối, nhiễm trùng ối để có nhiều biện pháp điều trị kịp thời
tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con.