Lâu rồi không có dịp về lạimiền trà Vinh nắng rát, ký ức tưởng đã xa xôi chỉ với những hình ảnh lớt phớtnhạt nhòa. Bỗng dưng, giữa phố phường nhộn nhịp với biết bao món ăn cả lạ, cảquen, tôi lại thèm nồi canh mắm bò hóc giản dị của cô bé người Khmer thuở nào...
Hồi đó, chúng tôi khăn gói đi TràVinh thực tập một tuần. Nhiều bạn khi đi mang theo cả lương thực, ngộ nhỡ khônghợp khẩu vị ở miền đất lạ hoặc chẳng may bị dị ứng thì có cái để dùng. Mỗi ngườimột kiểu, ai cũng lỉnh kỉnh một va li to, lại còn thêm vài túi xách nhỏ với đủthứ đồ dùng linh tinh khác, trông chẳng khác nào dọn nhà!
Bọn chúng tôi đứa hào hứng, đứalo lắng nhưng nói chung, ai cũng thích thú với khung cảnh miền quê khi mới đặtchân xuống Trà Vinh. Trà Vinh khác quá, bình yên quá và cũng nghèo quá! Tuầnthực tập bắt đầu dưới cái nắng thàng Tư rất bỏng. Chúng tôi hay nói đùa vớinhau: "Nắng thế này thảo nào người ở đây da đen hết trơn!". Nhưng cũngbởi lẽ khác vì ở Trà Vinh, chín mươi phần trăm dân số là người Khmer. Họ có nướcda đen giòn và những đôi mắt đẹp long lanh chứa đựng một cái nhìn sâu thẳm. Tôimê cái nhìn đấy lắm! Không những thế, họ rất hay cười. Khi được hỏi đến là họlại cúi mặt cười bẽn lẽn.
Chúng tôi đến, cả trăm người trẻồ ạt chia ra khuấy động cuộc sống yên bình của họ một tuần lễ. Nhóm chúng tôidắt nhau đi tìm đường, tìm nhà của từng hộ dân rồi vẽ lại sơ đồ và khoanh vùngkhu vực cho đề tài nghiên cứu. Những con đường vào sâu trong xóm ấp cứng đờ đấtvàng và cát trắng, co mình trong cái nắng phản hắt làm cho không gian càng thêmcô tịch vì thiếu bóng người. Người già và trẻ con hầu hết ở trong nhà, còn thanhniên trai tráng thì hầu như đã rời quê lên thị xã hoặc lên hẳn thành phố để làmăn. Cả không gian chỉ còn lại nắng và buồn sau những dư âm của những ngày lễ dântộc Chol Chnam Thmay.
![]() |
Để thực hiện "công cuộc" tìmkiếm nọ, đương nhiên là chúng tôi cần người địa phương dẫn đường, nếu khôngsẽ nản lòng dưới cái nắng hanh hao mất thôi. Hôm ấy, chúng tôi được báctrưởng ấp dắt đến gặp em bé tình nguyện dẫn chúng tôi đi vào sâu các ngõxóm, em tên là Sốc-Kha. Trông em nhỏ thó và tuềnh toàng, đúng là một cô béquê chưa đến tuổi điệu đà. Sốc-Kha dắt chúng tôi đi miệt mài nhưng mỗi khihỏi chuyện, em chỉ cười rất chi bẽn lẽn và trả lời bằng một hai câu tiếngViệt lơ lớ. Giọng nói của em vẫn rặt chất Khmer. Em hay chạy lên đằng trướcchúng tôi rồi dừng lại trước cổng nhà một hộ dân mà chúng tôi muốn tìm, đôimắt tươi rói trong khi chúng tôi đổ mồ hôi hột vì nắng. Em đáng yêu như mộtchú chim non và tươi như những bông hoa Sala bên cửa chùa Hang!
Sau khi hoàn thành buổi làm việc,em mời chúng tôi lại nhà ăn cơm. Em nói sẽ nấu canh để chúng tôi ăn cho đỡ nóng.Thế thì còn gì bằng! Vì mấy bữa liền chúng tôi phải ăn cơm ngoài tiệm vừa nóngbức, vừa chán ngán bởi khẩu vị chẳng khác gì một đĩa cơm ở Sài Gòn. Hơn nữa, emhứa cho chúng tôi thưởng thức một bữa cơm giản dị như gia đình em vẫn nấu, giảndị như chính cuộc sống của nơi đây.
Chúng tôi bị cuốn hút bởi lời mờichân thành nên theo em về căn nhà mái lá, nền đất trống trải - nơi đã gặp em hồisáng. Em chạy ù ra chợ mua thêm tôm rồi lại chạy ào ra vườn hái rau, thoănthoắt như một chú chim tìm mồi. Ba mẹ em đi làm chiều mới về tới. Ở nhà, ba chịem tự trông nhau. Với em, chuyện nội trợ chẳng có gì to tát. Cho đến bây giờ,tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh của em. Miệng em hay cười, để lộ hai chiếc răng cửato to, ngồ ngộ. Đôi chân em chạy ra chạy vào trên mặt đất cát rát nóng mà khôngmang dép. Những đứa trẻ Khmer ở đây hầu như không mang dép ở nhà.
Sau một lúc loay hoay, việc chuẩnbị cho món canh cũng xong. Em khệ nệ bê nồi canh to cho hơn chục người ăn đặtlên bếp. Canh sôi, em lấy mắm bò hóc cho vào chiếc nơm nhỏ bằng tre. Chiếc nơmđược nhúng hẳn vào trong nồi nước đang sôi để lọc mắm. Bày tay em khuấy nhanh vàđều rồi nhấc chiếc nơm ra. Tiếp theo, em cho mớ rau tập tàng mới nhặt vào, thoănthoắt và thuần thục. Canh rau tập tàng thì chẳng xa lạ gì với tôi nhưng canh nấuvới mắm bò hóc thì có lẽ, không chỉ tôi, các bạn tôi cũng phải nhận đó là lầnđầu tiên được thưởng thức.
Gian bếp nhỏ dường như trở nênchật chội và ngột ngạt hơn hẳn bởi khói bếp cay xè cộng thêm gió tạt ngược khiếnlũ chúng tôi không khỏi giụi mắt. Thế nhưng, với Sốc-Kha, điều đó chẳng ảnhhưởng gì nhiều. Cô bé vẫn giữ lửa cháy hồng rực cho nồi canh mau sôi và không bị"sượng". Hết canh rồi đến cơm, nồi nào cũng nặng hơn sức chịu đựng của cánh taygầy gầy bé xíu của em. Tôi đứng bên cạnh giúp em nhưng có lẽ chỉ vì giúp vuithôi vì em chẳng cho tôi làm gì cả. Bữa cơm em dọn ra rồi mà vẫn bẽn lẽn mời cácanh chị bằng cái cười thẹn. Dưới mái nhà tuềnh toàng, chúng tôi xì xụp một bữacơm đầy ắp tiếng cười của lòng hiếu khách và những câu chuyện ngỗ nghĩnh của bachị em Sốc-Kha, cảm thấy ấm lòng vô cùng!
Sợ không có dịp về lại thăm em,tôi mua tặng em một đôi kẹp bím vì em thích kẹp bím hai bên. Rời khỏi Trà Vinhrồi mà chúng tôi còn nhớ mãi Sốc-Kha và nồi canh mắm bò hóc em đã nấu và đãichúng tôi trong một buổi trưa nắng gắt. Nồi canh giản dị nhưng tấm lòng của côbé Khmer thì quý vô cùng. Chẳng thế mà, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng, tôi vẫnthèm quay thèm quắt cái hương vị quá đỗi bình dân ấy.
Theo