Sau những bài báo so sánhđủ mọi mặt của hai tân hoa hậu đã ai đặt ra câu hỏi liệu hai gương mặt tiêubiểu của nhan sắc Việt đã bước ra được sân khấu quốc tế?
>>
>>
![]() |
Sự săm soi và chê bai Ngọc Hân trong thời gian qua là một thói xấu điển hình |
Có lẽ lí do đầutiên khiến công chúng nhảy vào cuộc so sánh bất đắc dĩ này đó làvề khoảng cách ngắn ngủi giữa hai cuộc thi Hoa hậu Việt Nam vàHoa hậu Thế giới người Việt. Cùng một lúc có tới hai cô hoa hậu,phải chăng truyền thông quá vui mừng vì có tới hai đề tài nónghổi để khai thác nên phải “gộp” lại vì sợ xong cô này cô kia lạinguội mất? Mải chạy theo những cái tít hot, nhân vật nóng bỏngmà truyền thông buông mình theo những thói xấu rất người Việt đãbị chê bai la liệt không chỉ trên mạng ảo mà cả trong trang sáchgiữa đời thực.
Sắc đẹp là mộttrái táo đỏ mọng, thơm ngon, hấp dẫn mà bất kỳ ai cũng muốnchiếm đoạt không chỉ người phụ nữ. Cũng vì thế, hai từ ngữ nàytrở thành tâm điểm săm soi của bất kỳ cô gái nào được đặt lênđầu chiếc vương miện Hoa hậu, vị trí ao ước của cả triệu sắc đẹptrên toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Và nó trởthành đề tài béo bở cho giới truyền thông nhảy vào săm soi hainhan sắc đại diện cho phụ nữ Việt Nam đang sống trong nước vànước ngoài.
Nhưng thay vì sosánh để họ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình trong việc góp tayvới cộng đồng thì lại chỉ là những ngôn từ, hình ảnh đặt songsong để cân đo đong đếm về trí tuệ, nhan sắc. Chưa một nhà báonào đặt ra câu hỏi khi các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới đang“dòm ngó” tới chủ nhà Việt Nam thì cô nào xứng tầm để đại diệncho nền văn hóa có thâm niên hơn 4000 năm lịch sử?
![]() |
Liệu Diễm Hương có đủ tầm để mang chuông đi đánh xứ người? |
Đọc dòng tinViệt Nam chưa tìm được ứng viên cho cuộc thi Hoa hậu TráiĐất tổ chức ngay trên đất nhà mà buồn. Liệu Diễm Hương hayNgọc Hân có đủ vốn tiếng Anh để tự tin với bạn bè quốc tế?Liệu các cô ấy có đủ bản lĩnh để trả lời những câu hỏi chẳngsách vở nào có để vanh vách trên sân khấu như hai cuộc thitrong nước? Lời đáp chỉ vang lên với sự sáo rỗng trong nhữngcâu trả lời phỏng vấn mang tính hình thức về việc giới thiệusách vở tới bạn bè quốc tế về 1000 năm Thăng Long, về sựgiải thích liên quan tới bảng điểm…
Cũng không thểtrách hai chiếc vương miện kia hay giới truyền thông được. Bởingay từ khi chập chững vào lớp một, sau mỗi buổi họp phụ huynh,bố mẹ lại cầm bảng điểm về so sánh con cái mình với đứa đứng đầulớp. Danh từ “so sánh” ngấm sâu vào thế hệ biết bao học trò từkhi mới học con chữ đầu tiên để ngày nay, trẻ con đến lớp vớicái ba lô toàn sách nặng trĩu trên vai từ khi chưa vào lớp một.Cũng dễ hiểu tại sao sự so sánh lại diễn ra tràn lan tới vậy.
Còn hai chiếc vương miện, họ có quyền làm tất cả mọi thứ trongkhả năng của mình để giành lấy vị trí cao nhất. Nếu những câuhỏi đã được khoanh vùng, chẳng tội gì không học thuộc những gìnghe lọt tai nhất. Chỉ trách tầm nhìn của ta quá bé chưa rộng ratoàn cầu.
![]() |
Cô gái nào xứng đáng tiếp bước ba người đẹp đã khẳng định được mình bằng trí tuệ và sắc đẹp khi mang trên mình chiếc vương miện Hoa hậu? |
Làm sao mộtcô hoa hậu có thể kết nối cộng đồng người Việt ở nước ngoàikhi cô ấy không thuyết phục được xã hội về mặt học thức? Nếucô ấy đủ bản lĩnh như ban giám khảo nói thì có lẽ đã khôngcó mặt của ngài hiệu trưởng lên báo để thanh minh về việcnghỉ học do sức khỏe kém của cô ấy. Đó là cách ứng xử tráingược hoàn toàn với bản lĩnh sân khấu đã được chứng tỏ trongđêm chung kết.
Cũng trường hợp như vậy, Thùy Dung đã dám trởlại trường học để hoàn thiện bảng điểm tốt nghiệp của mìnhthay vì tìm đủ mọi cách bào chữa cho bản thân. Đó mới là bảnlĩnh đích thực của chiếc vương miện.
Chưa bao giờ cáccuộc thi nhan sắc nở rộ như vài năm gần đây khi sân khấu sắc đẹpthế giới dần dịch chuyển về châu Á. Việt Nam dần trở thành điểmđến hấp dẫn của các đôi chân dài trên toàn thế giới. Khi bằngcấp ngày càng bị coi nhẹ như bây giờ bởi việc mua điểm tràn lanở nước ta thì việc Hoa hậu học hơi kém một tí cũng chẳng vấn đềgì. Quan trọng là cô ấy có sắc đẹp và bản lĩnh sân khấu.
Nhưngcác giám khảo Việt Nam đã bỏ quên tầm ảnh hưởng của chiếc vươngmiện tới giới trẻ. Lớp lớp những học sinh đang mài đũng quầntrên ghế nhà trường sẽ dễ dàng bỏ học chạy theo thứ phù du mangtên nhan sắc. Bởi đạt được chiếc vương miện đâu cần học tốt. Đâucần những cái đầu hoành tráng như Giáo sư Ngô Bảo Châu. Trongkhi đất nước thì đang chảy máu chất xám trầm trọng. Còn vươngmiện thì mang lại những con số dài ngoằng ngoẵng với mệnh giálớn.
![]() |
Thùy Dung đã chứng tỏ được bản lĩnh Hoa hậu của mình với việc đi học trở lại và thi đỗ tốt nghiệp cấp 3. |
Thay cho lờikết, tôi xin nhắc lại lời của bố hoa hậu Mai Phương khi congái ông phải sống trong sức ép của chiếc vương miện khi cònquá trẻ tuổi. Bác nói rằng cuộc thi hoa hậu nên quy định cácthí sinh phải tốt nghiệp cấp ba mới được tham gia.
Giờ đây,khi thời cuộc thay đổi từng giờ trong thế giới công nghệthông tin, có lẽ các nhà tổ chức thi hoa hậu cũng cần cânnhắc về vị đại sứ cộng đồng của giới trẻ nên đạt tiêu chínào về học thức, về bản lĩnh giữa đời thực chứ không chỉ mỗisân khấu đêm chung kết.
Theo Afamily