Các cấp chính quyền các tỉnh miềnTây đang nỗ lực vận động xóa “cầu tõm, cầu cá” nhưng khi người dân chưa tự ýthức thì sẽ khó mà thực hiện được.

Lên đời "cầu tõm" bằng “cầucá”

“Cầu tõm” là nhà vệ sinh bằng gỗ,được che chắn xung quanh bằng những vật liệu như: gỗ, tôn, bạt, bao bì… Chúngđược dựng nhô ra trên các dòng sông, kênh rạch. Lối đi ra “cầu tõm” đôi khi chỉlà một tấm ván gỗ chênh vênh.  

Trong khi đó, dòng sông vẫn lànơi diễn ra mọi sinh hoạt đời thường của phần đông người dân miền Tây: nấu ăn,tắm rửa, giặt dũ...

Những hình ảnh thường gặp ở dọc các con sông các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (Ảnh: Phan Tú)

Người dân miền Tây còn có mộtloại nhà vệ sinh nữa, gọi là “cầu cá”. Về hình thức, “cầu cá” hoàn toàn giống“cầu tõm” chỉ có điều chúng được dựng trên những ao cá gần nhà.

Mỗi “cầu cá” không chỉ là nhà vệsinh của 1 gia đình mà thông thường, chúng là nơi “đi” của nhiều hộ dân sốngxung quanh.

"Đi “cầu cá” là người dân cho làsạch sẽ. “Cầu cá” làm cách biệt với nhà ở. Người “đi” xong, cá ăn hết à” - ÔngNguyễn Tắc Kiệu (Ấp 2, xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) cho biết.

Chị Dương Thị Cải, nhà xóm củaông Kiệu còn cho hạy: "Nay người ta ít “đi” ra kênh rồi. “Đi” ra kênh, hàng xómmà biết được, họ nói cho…”.

Nhà kiên cố còn chưa có, huốngchi nhà vệ sinh!

Những năm gần đây, chính quyềnđịa phương các cấp ở miền Tây đang nỗ lực vận động nhân dân xóa bỏ nhà vệ sinhtạm bợ.

Tháng 6 năm 2009, Ngân hàng Chínhsách xã hội huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An cho hộ anh Võ Văn Tấn, ấp 2 – xã Tân Lậpvay 4 triệu để xây nhà vệ sinh nhưng anh từ chối. Anh bảo: “Đợi khi nào xây nhàrồi làm luôn thể”.

Gia đình anh Tấn có 7 người, nơiđi vệ sinh duy nhất của cả nhà anh là chiếc “cầu cá” cách nhà anh chừng 40m. Mỗikhi cha mẹ già đi vệ sinh đều phải có người dắt. Những ngày trời mưa, anh chocác cụ “đi” trong bô rồi đem ra ao đổ. Anh Tấn cho hay, còn có 10 hộ dân vớikhoảng 50 người thường xuyên “đi” nhờ cầu cá nhà anh.

Vợ anh Tấn, chị Trần Thị Liễm chorằng: “Nhà tử tế còn chưa có để ở thì xây nhà vệ sinh người ta cười cho. Ông bàmình xưa nay vẫn đi vậy, có sao đâu”.

Suy nghĩ của vợ chồng anh Tấncũng là suy nghĩ chung của phần lớn người dân nơi đây. Ông Lê Thanh Hiền, PhóChủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: “Hằng tháng, xã đều cử nhân viên xuống nhàdân để hỏi tình hình, ai có nhu cầu xây nhà vệ sinh thì lập danh sách cho vay,lãi suất là 0,57%. Nhiều hộ được ưu tiên nhưng không chịu vay. Họ bảo đợi cótiền xây nhà đã. Người ta không vay thì mình đành chịu”.

Đã cấm "cầu tõm" nhưng chưa cóchế tài xử phạt

Theo ông Lê Thanh Hiền, hiện toànxã Tân Lập có khoảng 150 ao cá. 30- 40 ao trong số đó có “cầu cá”.

Cũng theo ông Hiền, mặc dù đã bịcấm từ mấy năm nay nhưng hiện vẫn còn nhiều người dân làm “cầu tỏm” trên kênhrạch. Tuy nhiên, không dễ để xử lý những trường hợp vi phạm này vì :“Khi mời lênxã, họ nói đó là nhà tắm chứ không phải “cầu tỏm”. Thành ra biết người ta sai màkhông làm gì được. Người ta nói là tắm chứ làm cái gì trong đó mình đâu thể kiểmtra”.

“Cũng có nhiều hộ đã có nhà vệsinh kiên cố nhưng vẫn “đi” cầu tõm do thói quen. Nhà vệ sinh kiên cố chỉ dùngcho người già và những khi mưa gió”, ông Hiền nói.

“Xã có cán bộ chuyên trách về tàinguyên môi trường nhưng chỉ có thể nhắc nhở vi phạm chứ chưa có các chế tài cụthể vì không được trang bị các phương tiện cần thiết để xác định mức độ ô nhiễmnguồn nước”, ông Hiền cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Đát, Phó Chủ tịchUBND huyện Mộc Hóa cũng khẳng định: hiện nay, chưa có một văn bản nào quy địnhhình thức xử lý đối với các hộ dân sử dụng “cầu tõm”, “cầu cá”. Khi được hỏi vềsố lượng những hộ dân còn sử dụng loại nhà vệ sinh này, ông Đát cho rằng: “Địaphương không thể thống kê con số này được”. 

Chính vì không thể áp dụng cácbiện pháp chế tài cụ thể nên người dân nơi đây vẫn làm “cầu cá” tràn lan trêncác ao nuôi cá. Điển hình là ngay sau Bệnh viện huyện Mộc Hóa chừng 200m có 1 aothả cá, trên chiếc ao này có đến 4 cái “cầu cá”. 3 trong số đó được làm sát mặtđường. Mỗi “cầu cá” này lại bao gồm 2 ngăn để có thể cùng lúc… phục vụ nhiềungười!

Chiếc "cầu cá" nhà anh Tấn được ghép bằng những tấm tôn rỉ và ván mỏng mảnh. (Ảnh: Phan Tú)

Chỉ trừ những khi mưa gió, còn thường ngày bà Hoàng Thị Kền, 69 tuổi, mẹ anh Tấn vẫn dùng chiếc "cầu cá" này. (Ảnh: Phan Tú)

1 ao cá ở ngay sau Bệnh viện Mộc Hóa với 4 "cầu cá", mỗi cầu 2 ngăn (Ảnh: Phan Tú)

 

Theo ThS. NCS. Ngô Xuân Quảng, Viện Sinh học Nhiệt đới TP. HCM, về mặt môi trường nước và mỹ quan, cầu tõm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước và vệ sinh phòng dịch trong vùng.

Phân người thường chứa nhiều trứng giun sán ký sinh, các loại vi khuẩn gây bệnh. Không những phát tán các mầm bệnh qua con đường cầu tõm , phân người  còn gây ra ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa nguồn nước (tăng hàm lượng Nitơ va Phospho từ phân người và động vật) .

Nguồn nước này tiếp tục theo dòng chảy để lan truyền đi khắp nơi mang theo các loại trứng giun sán, vi khuẩn bám vào lá rau dưới nước như rau muống, rau nhút…hay các nhánh cỏ,… Các nhóm ki sinh này tiếp tuc nhiễm vào các nhóm động vật thủy sinh và ký sinh trong cá, ốc…,các nhóm vật chủ ở xích thức ăn bậc cao (hệ thống thức ăn trong tự nhiên, con này ăn con kia) như gà, vịt, heo, trâu bò và cả vào người.

Những nhóm gây bệnh như giun tròn, sán, nguyên sinh động vật…có thể xâm nhập trực tiếp qua da người tắm nước sông khi da bi xây xát, vào mắt hay uống nước sông...

Ngoài việc gây ô nhiễm môi trường nước mặt như sông ngòi, ao hồ, đầm,…nguồn nước ô nhiễm hữu cơ này có thể tiếp tục xâm nhập vào nước ngầm và các nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống khác.

Theo Phan Tú- Lê Yến