Cơn bão dữ dội càn qua, hút sâuvào đất liền rồi tiến thẳng về phía Nam Lào làm mọi thứ tan hoang. Bão tan, tôitheo ngoại ra rừng, con Vàng cũng quẩn chân, rối rít. Trời đã hửng nắng nhưngbầu trời vẫn nằng nặng. Thỉnh thoảng vài tia nắng hiếm hoi, yếu ớt xuyên qua lớpmây dày đặc, loang lổ, mù mịt. Trận mưa như trút nước đêm qua làm đất trở nênnhão nhoẹt, lá cây bị gió vặt, giập nát phủ đầy mặt đất. Rừng tếch đổ rạp, câycọ gối lên cây kia, trơ trụi, chỏng chơ gốc.
Ngoại đứng lặng hồi lâu, rồi lẳnglặng vác tời ra, cần mẫn kéo và vực dậy từng thân cây to bằng cổ chân người.Ngoại nói: "Cây có sức sống mãnh liệt lắm!".
Cây sung nằm chếch cửa nhà, phíacuối vườn. Gốc nó to xù xì, vặn xoắn như bện dây thừng, rễ cây nổi ngoằn ngoèolên trên mặt đất với nhiều hình thù kỳ lạ.
Ngoại nói, thân cây chia thànhnăm nhánh là sinh, gốc cây nhô lên như đầu một con rồng với đôi mắt lộ hẳn radưới cặp sừng dũng mãnh. Quý lắm. Trận bão kinh hoàng cuối hè năm ngoái chẻ toạcthân cây làm hai, cắt cụt ngọn. Chỗ cành gãy, lá chưa kịp đâm chồi, vươn ra tuatủa như khúc xương khô. Thân cây có bọng, sâu hoắm, mỗi bận gió lùa vào tạothành âm thanh hun hút kéo dài u u từng hồi. Kiến vống to dễ đến bằng con ruồi,rủ nhau đến làm tổ - đen kìn kịt. Tổ kiến treo lủng lẳng trên cao hệt như nhữngcon dơi ngủ ngày, chân quặp chặt vào cành cây, hai cánh vòng qua ôm chặt lấythân, buông mình, thông đầu xuống đất.
Đã có rất nhiều người dưới thànhphố lên, cứ săm soi gốc sung nhà ngoại. Họ năn nỉ, trả đến 50 triệu đồng nhưngngoại dứt khoát không bán. Ngoại cười hiền lành: "Cây cũng như người, gắn bóvới đất không dứt ra được đâu".
Cứ hè về, nghỉ học, tôi lại theongoại đi thăm rừng. Rừng này một tay ngoại chăm chút, vun xới từng gốc cây. Làmkhông xuể, ngoại thuê thêm người. Cây giờ đã lên cao lắm, trước kia chỗ này làđồi trọc, đất bạc màu, ngoại xin vốn hỗ trợ của huyện và trồng thử nghiệm câytếch.
Trời chẳng phụ lòng người, mới đãhơn chục năm thôi mà rừng của ngoại đã lên xanh ngút ngàn. Thân cây tếch thẳngtăm tắp, lá to xòe ra như cái quạt. Thi thoảng, ngoại lại vác dao đi sút lá, tỉabớt cành non cho cây nhanh lớn. Trước đây, khỉ và gà rừng về nhiều lắm. Muốn ănthịt gà rừng, chỉ cần tối đến xách đèn pin chờ lũ gà bay lên chạc cây, tìm mộtchỗ vững chãi, rúc đầu vào cánh ngủ là hôm sau đã có một bữa thịnh soạn. Có bậncả đàn voọc trắng dễ đến hơn chục con kéo về. Chúng gọi nhau, trêu chọc, giànhthức ăn làm náo loạn cả một góc rừng giữa buổi trưa yên ả. Năm ngoái, bọn thằngRò, thằng Rí ở lũng Giăm kéo vào, quần nát rừng ngoại, bắn chết hai con voọctrắng, đem về nấu cao. Từ đấy trở đi, không thấy đàn khỉ kéo nhau về lại rừngnữa.
![]() |
Ảnh minh họa |
Mấy hôm nay, có một đôi chim rõto không biết từ đâu bay tới. Chúng quần mãi trên ngọn cây sung. Ngoại nói:"Chắc nó đang tìm tổ đẻ trứng". Cánh chim sải dài dễ đến nửa mét. Mỏ vàng, quặpnhư mỏ chim két. Lông đen tuyền còn lông đuôi và cánh màu trắng, xòe ra như cáiquạt. Đẹp tuyệt. Ngày nào cũng thấy đôi chim bay đi bay lại, tha đầy những cọngrơm, cọng cỏ khô.
Tôi nấp sau gốc cây mận, hướngmắt về phía cuối vườn mải mê nắm chúng say sưa làm tổ. Ngoại nói đó là chim hồngbàng, một loại chim quý vô cùng. Chúng không biết hót. Chim trống và chim máirất chung tình. Chim mái nằm trong tổ say sưa ấp trứng. Chim trống kiếm mồi, mớmcho chim mái ăn.
Con Vàng từ đâu lao vội vào nhà,mõm ngậm theo một con chồn khá to. Nó mang đến, thả xuống trước mặt ngoại vàhóng mắt chờ đợi, có lẽ cu cậu vừa đi săn về. Thảo nào, ban nãy, tôi nghe tiếngnó sủa ông ổng ngoài bìa rừng. Ngoại bảo, nó phục con chồn này suốt mấy hôm nay,ngày nào, đàn gà nhà ngoại cũng thiếu mất một con. Ngoại cúi xuống xoa đầu vàday day hai lỗ tai nó:
Giỏi. Vàng, con giỏi lắm!
Cái đuôi nhọn hoắt của cậu lạiđược dịp ngoáy tít mù làm cả người cậu lắc lư theo.
Gần nhà ngoại, các nhà xungquanh, nhà nào cũng nuôi một hai con trâu béo mẫm. Tôi thắc mắc: Không hiểu vùngrừng núi này, người ta làm rẫy trên cao, trâu làm sao lên rẫy cao mà bừa?
Ngoại lắc đầu, họ chẳng cày bừagì đâu, nuôi trâu để kéo gỗ. Làm nông vất vả quanh năm mà chẳng kiếm ra baonhiêu tiền. Thế nên, nhà nhà đi làm thuê cho chú gỗ. Cha và đứa lớn dẫn trâu vàorừng kéo gỗ, xẻ gỗ. Mẹ và đứa nhỏ hơn chặt củi, mót gỗ về bán. Cả rừng lim, sến,kiềng kiềng, nghiến đang dần dần biến mất. Cứ cây to ngã xuống, vô số cây nhỏrạp theo sau. Khối tròn to tốt nhất theo xe ô-tô sang Trung Quốc. Những khối xấuhơn, theo người về xuôi, dựng thành tủ... Xa xa, vẳng lên tiếng cưa máy hộc lêntừng hồi, gầm gừ đang nuốt trọn một thân cây còn tươm nhựa nào đấy.
Đôi chim vẫn chăm chút nhau kỹlưỡng. Con chim trống tất bật bay đi, bay về lo cho chim mái đẻ.
Trưa nay đang ngủ, tôi bỗng nghetiếng con Vàng sủa ầm ĩ, gầm gừ dữ tợn. Bọn trẻ con ở lũng Giăm đang leo lên câysung. Chúng đu người, chui đầu, trườn sâu vào cả bọng cây, lôi ra được một quảtrứng chim to bằng quả trứng gà. Ngoại hớt hơ hớt hải chạy ra, bảo bọn chúngxuống và trả quả trứng về tổ. Bọn trẻ kéo đi nhưng tôi kịp nghe tiếng chúngloáng thoáng nói sẽ quay lại. Ngoại lắc đầu: "Quả trứng ấy sẽ không nở đâu vì đãcó hơi tay người".
Ít tuần sau. Tiếng chim non líchrích. Trứng nở rồi.
Khuya, có tiếng chim kêu nháonhác. Con Vàng lại hộc lên, lao vút ra như tên bắn. Tiếng con chim mẹ khẩnthiết, nó gào quàng quạc đến khản cả cổ. Tôi tung cử chạy ra, bọn trẻ đã tómđược con chim mẹ đang cố giãy giụa. Cánh đập phành phạch, lông bay lả tả. Chúngxách con chim mẹ đi, để lại cái tổ trống hoác với ba chú chim non trơ trụi lôngvà một quả trứng không nở. Đàn chim non lạc mẹ chao chao đôi cánh ngắn cũn, lậpcập ngã dúi dụi vào nhau, mồm cũng quàng quạc gọi mẹ không ngớt. Mặc cho ngoạican ngăn, van xin, chúng vẫn xách con chim đi, hí hửng được một bữa thịt chim ratrò.
Nét bất lực, xót xa hiển hiệntrong đôi mắt của ngoại.
Tôi thắp đèn, ủ ấm cho lũ chimnon, thay mẹ mớm mồi cho chúng nhưng đến gần sáng, lũ chim non đột nhiên quaylơ, giãy giãy vài cái rồi nằm im bất động. Chúng chết. Có lẽ vì thiếu hơi ấm củamẹ.
Tản sáng, con chim bố bay về, đảovài vòng trên ngọn cây. Nó chui ra, chui vào gào thét vang cả một vùng. Nó vậtvã đau đớn. Sợ bọn trẻ kia quay lại bắt nốt chim bố, ngoại ra sức xua nó đinhưng nó cứ liệng vòng, chao đập cánh trên ngọn cây tìm co, tìm vợ.
"Đoàng". Âm thanh khô khốc, chátchúa vang lên. Con chim bố trúng đạn, tung mình lên trên cao rồi rơi bụp xuống.Lông vương vệt máu bay lả tả. Vậy là chúng quay lại, dẫn theo cả người lớn.
Tôi buồn, tôi tiếc, thương giađình nhà chim đến xót xa...
Ngoại chép miệng:
Khi người ta đói, chẳng nề hà bấtcứ việc gì nữa con ạ!
Tôi và ngoại về thành phố ăn cướico ông chủ họ. Mới xa rừng có mấy hôm mà ngoại sốt ruột cứ đòi về. Ngoại nhớrừng! Mẹ tôi nói, rừng là máu, là huyết mạch của ngoại. Cả đời ngoại đã gắn bóvới nó. Ngoại vẫn thường hay kể, ngày xưa bằng tuổi tôi bây giờ, rừng xanh lắm,có những thân cây to dễ đến ba người ôm không xuể. Hè về, mang võng vào rừngngủ, mát rượi và vui tai bởi tiếng ve kêu râm ran không ngớt, chẳng cần dùng máylạnh như chúng tôi ở dưới xuôi này. Không khí trong lành, trẻ con cứ thế, khỏemạnh, hồn nhiên mà lớn từng ngày. Trong trái tim tôi, ngoại là cây đại thụ cósức sống kiên cường nhất!
Trưa, ngoại ngủ không được, ngoạinói mùi máy lạnh làm ngoại khó thở, ngột ngạt. Ngoại không chịu được thứ nướcuống đóng chai nhạt nhẽo, ngoại thèm một tách trà châm nước mưa vừa đun chíntới. Ngoại thèm cảm giác trầm mình xuống dòng suối mát lạnh, ngoại nhớ nhữngbuổi trưa thong thả vác cần ra ao câu cá, ngoại nhớ cái mùi ngai ngái, nồng nồngcủa hương cây cỏ ướt đẫm sương lúc đêm về, nhớ tiếng ếch nhái ộp oạp hòa thànhdàn đồng ca giữa đêm hè oi ả...
Ngoại thấy nóng ruột, lòng bừngbừng như lửa đốt. Tôi cũng cảm thấy lòng mình bất an. Thế là hai ông cháu lạibảo nhau khăn gói về rừng.
Vừa xuống xe, mắt tôi tối sầm,thảng thốt. Ngoại run run, lảo đảo, bước chân chệnh choạng. Cây sung trong vườncủa ngoại đã bị nhổ đem đi. Hãy còn nguyên vết xích bánh xe cấu in hằn trên mặtđất. Cái lỗ to trống hoác, sâu hút còn vương vài cọng rễ đứt sót lại vẫn tươinguyên không ngừng rỉ nhựa. Đàn kiến lạc mất tổ lao đầu vào nhau nháo nhác. Xáccon Vàng cong queo cuối góc vườn. Nó chết nhưng hai mắt vẫn long lên, xanh ngắtnhư hai hòn bi ve. Ắt hẳn nó vừa trải qua trận chiến ngoan cường để bảo vệ rừngkhi chủ vắng nhà.
Tôi ngồi thụp xuống, cảm giác nhưcó bàn tay vô hình nào đó bóp nghẹt trái tim mình.
Ngoại khóc và nói trong nước mắt:"Con người vô tình". Cứ mặc nhiên hưởng thụ, khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt,mà chẳng chịu hiểu ra một điều, thiên nhiên nào phải một cái mỏ khổng lồ khôngđáy. Sức tàn phá của con người ghê gớm quá, rừng không tài nào tái sinh nổi. Rồiđây sẽ còn những cơn bão, những trận lũ kinh hoàng tràn về lấy gì mà chống cựkhi rừng đầu nguồn cứ lần lượt ngã xuống...
Ngoại tôi đột quỵ.
Cây đại thụ bao năm kiên cườngđột ngột ra đi.
Xe cấp cứu rúc còi, hối hả chạyvề xuôi.
Đâu đó, văng vẳng tiếng cưa máygầm rít lên từng hồi. Lại có thêm một thân cây xấu số nào đó vừa đổ ập xuống...
Ngoại ơi...!
Rừng ơi...!
Theo Tiếp Thị & Gia đình