Việc thu gom ốc bươu vàng trong một
thời gian dài đã mang lại thu nhập cho nhiều nông dân. Anh Lê Văn Lượng
(Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ, gia đình anh có 5 khẩu đều đi bắt ốc bươu
vàng để bán. Theo anh Lượng, có ngày “trúng quả”, riêng tiền bán ốc của
gia đình cũng lên cả triệu đồng, có vụ kiếm được 60 - 70 triệu đồng. Vì
thế, nhiều gia đình bỏ cả ruộng để đi bắt ốc.
Anh Lượng còn tới tận Nam Định, Thái
Bình hoặc lên Bắc Ninh săn tìm ốc. Ốc mua về được luộc chín, thân tách
ra khỏi vỏ, vứt bỏ nhân, trứng… chỉ lấy lưỡi. Giá thu mua ban đầu khoảng
23.000 đồng/kg, nhưng gần đây, các chủ thu mua giảm xuống còn 19.000
đồng/kg.
Ruột ốc được mang đến lán thu mua, sau
khi rửa qua nước, ốc được cân và cho vào thùng xốp, ướp muối, đá lạnh
và dán kín để bảo quản. Mỗi thùng xốp được đóng 55kg ốc ruột đã sơ chế.
Vận chuyển, nhân nuôi ốc bươu vàng, nếu phát hiện sẽ bị xử phạt 6 triệu đồng và buộc phải tiêu hủy.
![]() |
Trung bình mỗi ngày, chủ thu mua bán
được hơn 30 thùng xốp như thế. Anh Lượng nhẩm tính, có những ngày gia
đình anh bắt được 2 - 3 tạ ốc bươu vàng, ngày ít cũng thu từ 400.000 -
500.000 đồng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (Cấn Hữu, Quốc
Oai Hà Nội) cho biết, đầu năm 2012 ông tổ chức thu mua sau khi “bắt”
được mối bán ốc bươu vàng cho thương lái Trung Quốc.
Ngày nhiều nhất ông mua được 11 tấn,
thường thường là năm, sáu tấn. Sau khi cân, ốc được cấp đông trong các
thùng xốp, thuê xe tải chở lên Móng Cái (Quảng Ninh) bán cho thương lái
Trung Quốc. Hai ba ngày thu mua đủ cho một xe trên dưới 20 tấn.
Ông Đỗ Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã
Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, việc đi bắt ốc của người dân thấy
rõ là có tăng thêm thu nhập cho mỗi gia đình. Vì vậy, không thể cấm
người dân được.
Cuối tháng 10/2013, thời điểm giá ốc
bươu vàng đang ở mức 20-23 nghìn đồng/kg, tại một số địa phương đã xuất
hiện tình trạng nhân giống ốc bươu vàng.
Ông Nguyễn Văn Lân, Chi cục phó Chi
cục Bảo vệ Thực vật, Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, một hộ dân
tại xã Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa, Long An) đến chi cục xin đăng ký nuôi ốc
để lấy trứng nhân giống. Nhờ vậy mà chi cục mới phát hiện hộ này nuôi ốc
bươu vàng trong ao đã lâu, dự định xin giấy tờ hợp thức hóa nên đã kịp
thời ngăn chặn.
Một điều trớ trêu là ốc bươu vàng có
giá trị hơn… lúa. Thực tế cho thấy, chưa bao giờ giá lúa lại xuống thấp
như hiện nay. Suốt vụ lúa, người nông dân đi vay từ giống đến phân bón,
thuốc trừ sâu... chờ tới ngày thu hoạch thì lại chịu các doanh nghiệp
thu mua ép giá.
Thế nên giá lúa mới rẻ hơn giá ốc bươu vàng. Có người đã tính toán phải 3kg lúa mới bằng 1kg ốc bươu vàng. Cái loài vật là kẻ thù của nhà nông ấy lại được xem như loài có giá hơn cả cây lúa 4 tháng trời mới được thu hoạch.
Thế nên giá lúa mới rẻ hơn giá ốc bươu vàng. Có người đã tính toán phải 3kg lúa mới bằng 1kg ốc bươu vàng. Cái loài vật là kẻ thù của nhà nông ấy lại được xem như loài có giá hơn cả cây lúa 4 tháng trời mới được thu hoạch.
Theo Nghị định 114/2013/NĐ-CP, thay
thế Nghị định 26/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11, hành vi
vận chuyển, nhân nuôi ốc bươu vàng, nếu phát hiện, sẽ bị xử phạt đến 6
triệu đồng và buộc phải tiêu hủy theo quy định.
Như vậy, số tiền phạt trên chỉ bằng
1/10 số tiền người nông dân kiếm được trong 1 vụ bắt, gom ốc (60-70
triệu) và thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận mà các thương lái có được.
Theo ĐVO