Mới đây, nhà kinh tế học Trung Quốc Wu Xiaobo đã đăng lên mạng xã hội của mình là: "Hãy đến Nhật Bản mà mua bồn cầu."
Được
biết, loại bồn cầu thông minh Wu Xiaobo nhắc đến được bán với giá
300USD. Nó có thể tự động diệt khuẩn, làm sạch, khử mùi và thậm chí còn
giúp che giấu tiếng động khi người dùng 'hành sự'.
Bài
đăng của Wu Xiaobo đã nhận được rất nhiều chú ý của cư dân mạng. Sau đó
không lâu, công ty thiết bị vệ sinh hàng đầu Trung Quốc Jomoo đã lên
tiếng mời giới truyền thông ghé thăm nhà máy của hãng để chứng minh về
chất lượng sản phẩm.
![]() |
Bồn cầu của hãng Jomoo, Trung Quốc |
Thậm
chí, ngay cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nhắc tới chủ đề
này và cho biết phía Trung Quốc luôn tạo điều kiện dỡ bỏ rào cản thương
mại để người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, ông cũng
khuyên các công ty trong nước nên nâng cấp sản phẩm của mình để cạnh
tranh với hàng hóa ngoại nhập.
Thông
thường, các gia đình có điều kiện ở Trung Quốc vẫn thường đi du lịch
đến Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản để mua sắm thay vì mua sản phẩm nội địa
tương tự với mức giá rẻ hơn. Chỉ tính riêng dịp Tết, đã có khoảng
450.000 lượt người Trung Quốc đến Nhật Bản và tiêu hết tổng cộng 960
triệu USD.
Theo
điều tra, có 2 lý do chính khiến người Trung Quốc thà bỏ tiền ra đi du
lịch mua đồ chứ cũng không mua hàng 'Made in China'. Thứ nhất là vì sự
khác biệt về chất lượng sản phẩm, và thứ 2 là vì định kiến hàng nước
ngoài luôn tốt hơn hàng nội địa.
![]() |
Ngay cả người dân Trung Quốc cũng có định kiến về hàng 'Made in China' |
Nền
công nghiệp sản xuất của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố: Giá
trị hệ thống, tiêu chuẩn sản xuất, hợp tác thương hiệu và người tiêu
dùng nội địa. Trong đó, chỉ cần một yếu tố đi chệch hướng cũng có thể
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Câu chuyện về chiếc bồn cầu Nhật Bản
tuy chỉ là một ví dụ hài hước nhưng cũng đã phần nào nói lên thực tế
đáng buồn của những sản phẩm 'Made in China'.
Để
cạnh tranh được trên thị trường, chắc chắn hàng hóa Trung Quốc sẽ phải
trải qua một cuộc cách mạng toàn diện.Theo lời của thành viên Quốc hội
Bao Xinhe, thương hiệu 'Made in China' nên được quảng bá theo hướng 'sản
xuất bằng trí tuệ Trung Quốc' thay vì chỉ là một sản phẩm được làm ra
tại Trung Quốc.
Rõ
ràng là Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng làm ra một chiếc bồn cầu thông
minh, song các nhà nghiên cứu ở quốc gia này không muốn bỏ công sức vào
những món đồ vụn vặt, còn các công ty nhỏ dù muốn lại không đủ sức làm.
Điều này lý giải vì sao hàng hóa Trung Quốc lại không thể phát triển
mạnh mẽ, ngay cả ở thị trường nội địa.
Vấn
đề công nghệ và thương hiệu không phải là một bài toán khó giải quyết,
nhưng lại đòi hỏi nhiều thời gian. Chỉ khi nào cả quốc gia nhận thức
được điều này và chủ động thay đổi thì thị trường hàng hóa Trung Quốc
mới có hy vọng được cải thiện.
Theo Depplus/Mask