Hiện nay, việc nuôi chó để trônggiữ tài sản trong nhà, trang trại là rất phổ biến. Từ vụ án chó bécgiê cắn chếtbà Phạm Thị Ngắn một cách thương tâm, vấn đề được đặt ra là người nuôi chó dữ vàđể chó cắn chết người có vi phạm Bộ luật hình sự (BLHS) hay không và ở mức độnào?

>>
>>
>>
>> 

Xin giới thiệu dưới đây ý kiếncủa hai luật sư và một thẩm phán. Cùng một hành vi, nhưng cách nhìn nhận vấn đềcủa hai bên tương đối khác nhau, xin mời bạn đọc theo dõi.

Chó dữ được “dữ” tới đâu?

Chó nghiệp vụ của CLB chó bảo vệ Sài Gòn trong một buổi biểu diễn tại công viên văn hóa Tao Đàn, TP.HCM (ảnh chỉ có tính minh họa) (Ảnh: N.C.T)

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (trưởngban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM):
Đằng nào cũng phạm tội hình sự

Người đang sở hữu, trông giữ,quản lý chó dữ mà để chó cắn chết người, căn cứ về mặt chủ quan, người đó có thểphạm vào các điều luật khác nhau của BLHS.

1. Đối với người trông giữ, quảnlý chó dữ

a. Trường hợp người trông giữ,quản lý chó dữ ra lệnh hoặc cố tình để mặc cho chó cắn dẫn đến người bị chó cắnbị chết, thì người trông giữ phạm vào tội giết người được quy định tại điều 93của BLHS.

Nếu người bị chó cắn bị thương từ11% trở lên thì người trông giữ chó phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 104 BLHS.

Bên cạnh đó, mặc dù thương tíchcủa nạn nhân chỉ dưới 11% nhưng người trông giữ, quản lý chó cũng sẽ phạm tội cốý gây thương tích nếu thuộc các trường hợp: gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạmtội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em,phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tựvệ; đối với ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; phạmtội có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tíchthuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hànhcông vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

b. Trường hợp người trông giữ,quản lý chó dữ do sơ ý, cẩu thả để cho chó cắn người khác, nếu gây chết ngườithì phạm vào tội vô ý làm chết người (điều 98 BLHS), nếu nạn nhân bị thương từ31% trở lên thì người trông giữ, quản lý chó phạm vào tội vô ý gây thương tích.

Ngay cả trong tình huống có ngườixâm nhập gia cư bất hợp pháp để trộm cắp, bị bắt quả tang, người trông giữ, quảnlý chó dữ cũng không được quyền xua chó để gây thương tích cho người trộm cắp,mà phải sử dụng biện pháp khác như liên hệ cơ quan bảo vệ pháp luật...

2. Đối với người sở hữu chó

a. Nếu người sở hữu cũng đồngthời là người đang trông giữ, quản lý thì trách nhiệm sẽ giống như trên.

b. Trường hợp không phải là ngườiđang trông giữ, quản lý chó nhưng biết rõ sự việc xảy ra thì tùy từng trường hợpcụ thể, người sở hữu chó có thể phạm vào tội che giấu tội phạm, tội không tốgiác tội phạm hoặc đồng phạm với người trông giữ, quản lý chó.

Riêng trường hợp người sở hữu chódữ không phải là người đang trông giữ, quản lý và không biết sự việc xảy ra hoặctuy biết rõ sự việc xảy ra nhưng không đủ yếu tố cấu thành các tội trên thì vẫnphải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự, bởi vì chó dữ là nguồn nguy hiểmcao độ và chủ sở hữu phải bồi thường cho mọi thiệt hại có nguyên nhân từ nguồnnguy hiểm cao độ ngay cả khi không có lỗi.

Chỉ trong trường hợp thiệt hạixảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trongtrường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, người sở hữu chó dữ mới khôngphải bồi thường.

LS Nguyễn Tiến Tài:
Phạm tội giết người nếu dùng chó dữ như phương tiện gây án

Pháp luật hiện hành không cấmnuôi chó nói chung và nuôi chó để bảo vệ trang trại nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơsẩy để chó gây thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu tráchnhiệm, nhẹ là bồi thường về dân sự, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu là trách nhiệm dân sự thì đâylà trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có những căn cứquy định theo điều 604 Bộ luật dân sự. Cụ thể là: phải có thiệt hại xảy ra, cóhành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vitrái pháp luật và phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại.

Tháng 8-2009, Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT, trong đó có mộtsố quy định đối với tổ chức, cá nhân nuôi chó như phải đăng ký việc nuôi chó vớichính quyền, phải đảm bảo điều kiện chăn nuôi và các biện pháp an toàn chongười... Thông tư này cũng quy định: chủ vật nuôi phải chịu mọi trách nhiệm vàbồi thường tổn thất về sức khỏe, tinh thần và vật chất do vật nuôi của mình gâyra cho người khác.

Đây là điều mà người dân cần lưuý khi có ý định nuôi chó, nhất là nuôi chó dữ để bảo vệ trang trại, nhà cửa...,nếu không việc nuôi chó có thể trở thành hành vi trái pháp luật vì không tuânthủ các quy định nói trên.

Trường hợp nuôi chó dữ mà do lỗicẩu thả, vô ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như gây ra chết người thìchủ vật nuôi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội vô ý làm chết người theođiều 98 BLHS.

Nếu chứng minh được việc dùng chódữ như một phương tiện gây án nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, chẳng hạnhuấn luyện chó, xua chó để chó cắn chết người thì hành vi đó có thể quy vào tộigiết người theo điều 93 BLHS.

Hoặc nếu thấy chó dữ cắn người,gây nguy hiểm đến mạng sống của người khác mà để mặc cho hậu quả xảy ra thì cóthể bị truy cứu về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểmđến tính mạng theo điều 102 BLHS... Vấn đề quan trọng ở đây là phải chứng minhđược động cơ, ý chí của người thực hiện hành vi nói trên.

Thẩm phán Lâm Phước Nghĩa (phóchánh án Tòa án nhân dân tỉnh An Giang):
Chỉ xử lý hình sự nếu cố tình

BLHS hiện nay không quy định xửlý tội do con vật gây ra mà người chủ nuôi chỉ chịu trách nhiệm dân sự bồithường thiệt hại.

- Theo tôi, nếu một người ghéngang một trang trại để hỏi đường và trang trại không có hàng rào, rào chắn,chẳng may xui rủi bị chó cắn gây thương tích hoặc tử vong thì chủ trang trạikhông bị xử lý hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại nhưchi phí chữa trị, tổn thất tinh thần, tang ma... vì người chủ này không cố ý kêuchó tấn công người.

Hơn nữa chưa có sự đồng ý của chủtrang trại mà tự ý đi vào trang trại nên có thể xem phần lỗi thuộc về nạn nhân.Và chủ trang trại sẽ bị xử phạt thêm nếu không thực hiện đúng quy định của Chínhphủ về nuôi động vật như: phải để bảng hiệu cảnh báo, không được thả rong, phảitiêm phòng...

- Nếu người xâm nhập gia cư bấthợp pháp bị chủ nuôi cố tình thả chó tấn công làm cho bị thương tích hoặc chếtngười thì chủ nuôi sẽ bị truy tố theo điều 108 BLHS (tội vô ý gây thương tíchhoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác), hoặc điều 98 (tội vô ý làm chếtngười) bởi người chủ có ý thức muốn tấn công nhưng chủ quan nghĩ rằng sẽ khônggây ra hậu quả nguy hiểm cho người xâm nhập.

- Nếu chủ nuôi không có ở nhà thìtheo tôi không bị xử lý hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm dân sự...

Theo Minh Tâm
Chó dữ được “dữ” tới đâu?