Hạnh phúc là một bông hoa khótính. Nếu không chăm chút, không nâng niu hoa sẽ tàn héo. Hoa cần có gió, có ánhsáng. Đừng ích kỷ mà giữ rịt hoa ở nơi tù túng, hoa sẽ không chịu tỏa hương. Cóthể quản lý thời gian, công việc, những thói quen sinh hoạt hằng ngày, nhưngkhông thể trói buộc suy nghĩ, ước mơ của người khác.

Hạnh phúc hôn nhân chỉ trọn vẹnkhi hai người tôn trọng quyền tự do của nhau, tự do trong “khuôn khổ”. Đừng lạmdụng “quyền sở hữu” trong hôn nhân. 

“Lồng son” 

Chớ lạm dụng

. Đừng lạm dụng “quyền sở hữu” trong hôn nhân

Anh Tiến gọi điện từ Bình Thuậnvào cho chuyên viên tâm lý, mong được nhận  một “chiêu” để thuyết phục vợ đểmình trở lại TP.HCM theo lớp cao học. Tốt nghiệp đại học, anh được giữ lạitrường, nhưng vợ anh nằng nặc đòi về quê. Chị bảo, về quê mình mới “có giá”, ởquê không khí trong lành, môi trường thân thiện, tốt cho sức khỏe. Nhưng thựcsự, chị không muốn anh ở lại thành phố vì cuộc sống xô bồ, các mối quan hệ phứctạp. Chị ngán nhất là mấy cô “vệ tinh” ngày xưa cứ vây quanh anh. Chưa kể đámsinh viên rất hay thần tượng thầy giáo trẻ. Phải khó khăn lắm mới “giành” đượcanh, chị phải giữ bằng mọi cách.

Hai người dạy cùng trường, cùngbộ môn. Chị yên tâm khi 24/24 giờ được cạnh chồng, như hình với bóng. Chị tự hàovề gia đình, về người chồng “ngoan ngoãn” của mình. Chị là người phụ nữ chu đáo,chăm sóc anh từng ly từng tý, bao nhiêu người mơ ước được như anh. Nhưng, sáng,trưa, chiều, tối bên nhau, anh thấy ngột ngạt.

Nhiều khi anh thèm sự tự do, thèmđược vợ... bỏ bê mình một chút. Anh muốn được “lăn lóc” như hồi còn trẻ. Anhkhông thấy say mê với việc hằng ngày cắp cặp đến trường, với bài giảng thuộclòng nhắm mắt cũng dạy được. Anh muốn được sáng tạo, được phát huy  khả năng củamình. Anh “sợ vợ” - không phải vì vợ anh dữ dằn (chị vốn dịu dàng và thậntrọng), mà sợ vợ lo. Vợ quen “bọc” anh rồi, chỉ cần anh “thò” ra, chị sẽ mất ănmất ngủ.

Gặp lại bạn bè, ôn lại kỷ niệm,anh nhận ra mình đã đánh mất mình, không còn là anh lớp trưởng - niềm tự hàocủa các thầy cô, là người đã làm bao cô gái ngưỡng mộ. Anh trở thành ông giáolàng nhàm chán và một người chồng ngoan ngoãn. Anh muốn thoát khỏi tù túng, muốnbơi ra biển lớn. Giờ, khi có giấy báo nhập học, anh bắt đầu thấy lo, không biếtnói với vợ thế nào để vợ “thả” mình ra.

Vợ anh cần có anh, đã quen có anhbên cạnh, đã quản lý tiền bạc và thời gian của anh bấy nhiêu năm. Nếu anh đihọc, bước ra ngoài “vùng phủ sóng”, vợ anh có chịu nổi không? Anh không biết 10năm qua, ai đã phụ thuộc ai, chỉ biết một điều là anh không thể tiếp tục sống tùtúng được nữa, anh phải bay bổng với ước mơ, hoài bão của mình. Anh cảm ơn nhữnggì vợ dành cho mình, anh thương vợ nhưng anh muốn mình tìm lại mình.

Thay không thể, dùng khôngxong

Chớ lạm dụng

Hãy giữ hồn chứ đừng giữ xác

“Xí phần” xong, anh Phi  mặc vợ ởnhà đầu bù tóc rối với vai trò bà nội trợ. Anh cho rằng, chỉ có vợ là người quảngia tốt nhất. Làm ra tiền, anh “quẳng” cho vợ. Vợ đẻ ra con, tiền đẻ ra tiền,không có gì “đầu tư - sinh lợi” bằng. Vợ anh vốn là một cô gái đẹp, anh phảitrồng cây si bao nhiêu năm mới cưa đổ. Anh là người chiến thắng. Anh rất sợngười ta “nhòm” vợ mình.

Từ ngày có vợ rồi, anh không còntơ tưởng đến ai nữa, nhất vợ, nhì… cũng vợ! Anh không ngờ, vợ mình lại mau“xuống cấp” vậy. Sau khi sinh một mạch hai đứa con, người vợ anh béo đẫy,  ănmặc thì lôi thôi, luộm thuộm. Đôi khi anh muốn nhắc khéo vợ, nhưng sợ vợ tủithân, lại thôi. Mà vợ mình có đi đâu đâu mà sợ người ta so sánh hay khen chê.Đôi khi anh nghĩ, vợ xấu một chút cũng an tâm.

Người ta bảo, vợ đẹp là vợ người.Vợ anh yên phận với vai trò quản gia, không đòi hỏi, không khát khao, ước vọng.Ngày này qua ngày khác, chị loanh quanh với những công việc không tên. Chị nhưcon chim đã bị nhốt lâu trong lồng, sợ nắng, sợ gió, sợ bầu trời bao la.

Nhưng đến một ngày, anh bỗng thấymình không còn nồng nàn với vợ. Cái cảm giác quá an toàn đã làm anh yên tâm. Anhcứ nghĩ đến việc tìm mọi cách để giữ tình yêu của vợ, mà quên mất việc giữ tìnhyêu của mình đối với vợ. Anh biết sự an bài của vợ là có phần lỗi của mình. Anhđã biến cô sinh viên ngoại thương xinh đẹp trở thành một bà nội trợ cho riênganh. Chưa bao giờ anh nghĩ sẽ thay vợ. Vợ chồng chứ có phải cái áo đâu mà muốnthay lúc nào thì thay.

Nhưng “dùng” thì không thấy thoảimái, anh ái ngại khi ôm người vợ “vĩ đại” của mình. Đã từ lâu, vợ anh như quênmất việc làm duyên làm dáng. Anh cố gắng để xua đi cái cảm giác “thương về miềnđất lạ”. Anh không muốn cuộc sống bị xáo trộn, nhưng nhìn thấy vợ, anh lại thấybất an trong lòng. Phải chăng, vì anh mà vợ không còn là vợ, và anh lại thèm đổigió, đổi hương?

Tìm lại chính mình

Sau một thời gian sống ở nướcngoài, vợ chồng anh Quân “hạ cánh” và về VN. Quen với cuộc sống ở xứ người, ítmối quan hệ, chỉ có “quân ta với quân mình” nên khi về nước, cả hai nhìn thấy“góc nào cũng có địch”. Để “bảo toàn lực lượng”, vợ chồng anh quyết định xây nhàcho thuê và cùng ở nhà. Sáng đưa con đi học, chiều đón về. Hằng ngày, hai vợchồng vào mạng chơi chứng khoán. Anh nghĩ, đó là một kênh đầu tư trí thức, thắngthua biết liền, vợ chồng thấy nhau cả ngày, chả đi đâu mà liếc ngang liếc dọc,lại không sợ mấy mối tình cũ, không sợ bọn mới lăm le. Vợ anh ở nhà, “cơm ăn babữa”, không gì ổn định và an toàn bằng!

Đột nhiên, hai vợ chồng nhận ra,có khi suốt ngày họ chẳng nói với nhau câu nào. Mỗi người một tài khoản, mộtmáy tính riêng, để tránh rủi ro nên không bắt trùng “con” của nhau. Không biếttừ lúc nào mà hai vợ chồng tự cạnh tranh với nhau, niềm vui trúng quả của ngườinày không còn là sự háo hức của người kia.

Dù tiền vẫn dùng chung, nhà vẫn“một mái”, nhưng cả hai chợt thấy hình như hai người quen mà không thân, việc aingười ấy làm, chỉ cần nhăn mặt là đủ để hiểu không hài lòng về nhau điều gì.Những lời nói bình thường nhất, đơn giản nhất cũng không cần đến. Ngày nào cũngđi chợ, cũng sáng trưa chiều, chị chẳng biết nấu gì cho hài lòng ông chồng vốnkén ăn của mình. Mỗi lần chồng phàn nàn, chê vợ không sáng tạo, chị tủi thân.Học hành tử tế vậy mà chị chưa một lần được đến công sở. Chị thấy tù túng khiphải làm bà quản gia suốt bấy lâu.

Một ngày, chị quyết định bước rakhỏi nhà bằng cách tham gia vào nhóm nấu cơm từ thiện ở Bệnh viện Ung Bướu. Chịcảm thấy tự hào khi “đôi đũa vàng” của mình trở nên có ích với nhiều người. Lúcđầu, anh cũng khó chịu, cau có, tìm mọi cách gây gổ; nhưng dần dần, anh hiểuđược ý nghĩa những việc làm của vợ mình, tự giác thay vợ chăm chút cho gia đình.Từ đó, cả hai thấy gia đình như “dễ thở” hơn nhiều.

Kết hôn là xác lập “quyền sởhữu”. Tờ hôn thú có thể làm cho ta thấy an tâm khi hai người thực sự là củanhau. Nhưng, sẽ vướng víu khi nó lại trở thành sợi dây ràng buộc. Đừng nghĩ rằngkhông cho vợ hoặc chồng tiếp xúc với người khác là sẽ không gặp “rủi ro”.

 Trong cuộc sống, ta khôngthể phòng ngừa và loại bỏ triệt để được những “cạm bẫy” đe dọa lòng chung thủy,cũng không thể chặt đứt các mối quan hệ xã hội của vợ, của chồng để giữ rịt choriêng mình, không thể hạn chế giao tiếp, gặp gỡ để tránh “mưa xoang gió tạt”…

Chỉ cần một chút nhớ thoáng qua,một kỷ niệm lãng mạn, một ánh mắt trìu mến của người khác cũng khiến ta xaoxuyến bâng khuâng. Nếu được “miễn dịch”, ta sẽ thấy đó là chuyện “muôn đời nayphải có”. Nhưng, nếu chưa được “chích ngừa”, nếu ta từ lâu bị chôn vùi trongkhuôn khổ và tẻ nhạt thì đó chính là nguy cơ thổi bùng "khát vọng" đòi quyềnsống, quyền tự do.

Sau khi kết hôn, đừng ngủ quêntrong chiến thắng, nhưng cũng đừng dùng xích, dùng dây mà ràng, mà buộc nhau.Hãy tôn trọng cuộc sống của nhau, nâng niu cảm giác thành công của người vợ hayngười chồng. Hãy giữ hồn chứ đừng giữ xác. Giữ xác làm cho ta mệt nhọc và tùtúng.

Dù đã đăng ký kết hôn, đã xác lập“quyền sở hữu”, nhưng nếu khi cả hai không được làm chủ mình, không tin tưởngnhau thì hạnh phúc sẽ trở nên vô cùng mong manh. Hãy nới lỏng vòng tay và sựkiểm soát. Mỗi người chỉ thấy hạnh phúc thật sự khi là vợ, là chồng mà vẫn thấymình thoải mái trong khuôn khổ của tự do.

Theo Minh Huệ
PNO