Hầu khắp các ngày trong tuần ở TPHCM, các siêu thị luôn tấp nập khách tới muasắm. Ngược lại, cảnh ế ẩm ở nhiều chợ truyền thống, phương thức bán hàng cũ kỹkhiến nhiều chợ truyền thống bị tẩy chay.
Đại diện siêu thị Co.op Mart cho biết, bình quân mỗi ngày tại hệ thống Co.opMart trên toàn quốc có khoảng 200.000 lượt người mua sắm, con số này cũng tăngthêm trên 30% vào các ngày cuối tuần và ngày lễ. Trong khi đó, nhiều khu chợtruyền thống ở TPHCM trở nên ế ẩm.
Chị Hoa, khách mua hàng tại siêu thị Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, cho biết:“Tôi đi làm vào giờ hành chính nên phải đến trưa hoặc chiều mới đi chợ được. Lúcđó thì thịt cá, rau dưa đều không còn tươi ngon nữa. Vì thế mình chuyển sang đisiêu thị vì thực phẩm tại đây được bảo quản tốt hơn, lại có thể mua lúc nào cũngđược, rất tiện cho dân văn phòng”.
Các siêu thị trên địa bàn TPHCM hiện đang có rất nhiều chương trình khuyến mãithu hút các bà nội trợ. Tại Co.op Mart và BigC, hầu như tất cả các ngày trongtháng, đều có ít nhất một chương trình khuyến mãi, giảm giá cho các nhóm mặthàng như thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, hóa mỹ phẩm...
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và đối ngoại siêu thị BigCcho biết, ngoài đàm phán với nhà cung cấp để mang tới nhiều chương trình khuyếnmãi, siêu thị này triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm điện để giảm chi phí, kéogiá các mặt hàng xuống. Mỗi năm hệ thống siêu thị Big C trên cả nước tiết kiệmđược khoảng 30 tỷ đồng chi phí cho điện năng tiêu thụ.
![]() |
Chương trình Lễ hội trái cây do BigC tổ chức thu hút rất đông khách hàng tới mua sắm (Ảnh: Nguyễn Hiền) |
Đại diện siêu thị Co.op Mart cũng cho biết, việc tham gia chương trình bình ổngiá… với hệ thống các siêu thị và cửa hàng tiện lợi Co.op Food phủ rộng khắpcũng là một lợi thế giúp tiếp cận tốt hơn tới các khách hàng.
Trong khi siêu thị đang ngày càng có nhiều lợi thế để thu hút khách hàng thìnhiều tiểu thương ở chợ truyền thống với phương thức bán hàng cũ kỹ như nóithách, cân điêu... ngày càng bị các bà nội trợ tẩy chay mạnh mẽ.
Tẩy chay chợ truyền thống?
Theo ông Nguyễn Hoàng Đông - Trưởng ban quản lý chợ Vườn Chuối cho biết, lượngkhách tới chợ đã giảm trên 20%. Do ế ẩm, nhiều tiểu thương đã phải nghỉ bán hoặcsang lại sạp. Một tiểu thương tại nơi này cũng cho biết: “Khách hàng bây giờ chủyếu là mối quen, còn khách vãng lai thì hầu như không có”.
|
TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TPHCM nhậnđịnh, việc người dân chuyển từ đi chợ truyền thống sang đi siêu thị là một tràolưu mang tính chất kinh tế và xã hội.
Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân như thu nhập và sự phân cấp thu nhập. Vẫn cóngười đi chợ truyền thống trong khi số khác đi siêu thị là bởi vì mỗi nơi phùhợp với thu nhập của một nhóm đối tượng.
Ngoài ra, thói quen tiêu dùng đang dần được thay đổi. Nhiều người quan niệmrằng, việc đi mua sắm tại siêu thị thể hiện chất lượng sống cao, trong khi đichợ truyền thống lại phải trả chi phí đi lại, nắng mưa, và nguy cơ mua phải hànggiả, hàng kém chất lượng. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ của siêu thị ngày càngtốt.
Theo ông Dương, đây là một xu thế lâu dài và sẽ ngày càng phát triển hơn. “Siêuthị sẽ mở rộng ra các vùng nông thôn, miền núi và do tính cạnh tranh, chất lượngcác dịch vụ sẽ ngày càng được nâng cao hơn nữa” - ông Dương nói.
Theo Nguyễn Hiền
Tiền phong