Nhìn từ bên ngoài, ai cũng cho rằng nhạc hàn lâm là đẳng cấp, nhưng thực tế,thu nhập của họ lại thua một ca sĩ hát lót, mới vào nghề.

Những bất cập này là một trongnhững lý do khiến đời sống nghệ thuật hàn lâm không sôi động như các nghệ thuậtbiểu diễn khác.

52 năm mới hưởng hết bậclương

Theo quy định, bảng lương của các nghệ sĩ của các nhà hát giao hưởng, nhạc kịchhiện nay được chia làm ba ngạch với 26 bậc lương. Nếu bậc lương được nâng theothời gian cống hiến theo quy định, thì một nghệ sĩ phải mất 52 năm làm nghề mớihưởng bậc lương “trần” này.

Choáng với thu nhập của nghệ sĩ nhạc hàn lâm
 Để được đứng trên sân khấu thế này, nghệ sĩ phải mất 15 năm đào tạo nhưng chỉ nhận được vài trăm ngàn cho buổi diễn.

Tại Nhà hát giao hưởng nhạc vũkịch TP HCM (HBSO), chỉ có duy nhất NSND Tạ Bôn được hưởng lương của diễn viênbậc một, dù HBSO hiện tại có đến ba NSND và 5 NSƯT. Theo nhạc sĩ Tuấn Anh,trưởng dàn giao hưởng HBSO, hầu như không có ngành nghề nào mất nhiều thời gianđào tạo như với các nhạc sĩ giao hưởng, thính phòng. Quy trình đào tạo phải bắtđầu từ sơ cấp, sau đó là trung cấp rồi mới là đại học, tổng cộng mất 15 năm. Thếnhưng sau khi ra trường, mức thu nhập của họ lại rất bấp bênh và cực kỳ thấp.

Điều đáng nói, nếu một nghệ sĩnào muốn đầu quân về HSBO đều phải chịu mức lương bậc một theo quy định của nhànước cho dù nghệ sĩ đó đã thành danh ở đơn vị khác hay có nhiều năm tu nghiệp ởnước ngoài và gặt hái được nhiều thành công trong chuyên môn. Cụ thể nhất làtrường hợp của nhạc sĩ Việt Anh, tác giả của một số ca khúc nổi tiếng, sau khidu học tự túc ba năm tại New Zeland, anh vẫn phải chịu mức lương bậc một khi vềHBSO. “Chính vì điều đó mà các nghệ sĩ giỏi hầu như không thích vào biên chế”,nhạc sĩ Võ Đăng Tín, Giám đốc HBSO cho biết.

Chẳng những thế, theo quy định, để vào biên chế của HBSO, các nghệ sĩ bắt buộcphải có hộ khẩu tại TP HCM. Đây là rào cản vô lý làm cho các nghệ sĩ tài năngkhông thể đến với đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, góp phần tạo nên sự bất cậptrong hoạt động nghề hiện nay.

10.000 đồng cho một buổitập

Một trong những bất cập củaquy định nữa nằm ở thù lao biểu diễn cho các nghệ sĩ. Thường một buổi tậpcác nghệ sĩ sẽ được hưởng 10.000 đồng. Riêng các NSƯT thì có khá hơn, 50.000đồng/buổi tập. Trong khi đó, để tham gia một buổi hòa nhạc thính phòng, cácnghệ sĩ múa phải tập 15 ngày, còn các nghệ sĩ khác là 10 ngày nhưng thù laođêm diễn chỉ khoảng 600.000 đồng đối với một nghệ sĩ đã tốt nghiệp 15 năm.Trong khi đó, số lượng các buổi biểu diễn này mỗi tháng hầu như chỉ đếm trênđầu ngón tay.

Để đảm bảo được đời sống cá nhân của các nghệ sĩ, nhà hát đã tạo điều kiệnbằng cơ chế mở, để các nghệ sĩ có thể tham gia biểu diễn thêm cho các chươngtrình bên ngoài hoặc các lời mời biểu diễn ở nước ngoài để tăng thêm thunhập. Nhưng thực tế, những điều này chỉ mang tính tương đối bởi các showdiễn nước ngoài thì rất hiếm, còn đất sống của nghệ thuật hàn lâm tại ViệtNam không nhiều. Hậu quả là một số nghệ sĩ phải tìm thêm nghề “tay trái”,hoặc chuyển nghề khác.

Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục phó Cục nghệ thuật biểu diễn thừa nhận: “Các quyđịnh về thù lao cho các nghệ sĩ hiện không còn hợp lý. Bên cạnh đó, chế độkhuyến khích tài năng hầu như lại không có. Điều này khiến đời sống của cácnghệ sĩ càng khó khăn”.

Thực tế, nghệ thuật hàn lâm hiện chưa có đất sống tại Việt Nam, kéo theochương trình biểu diễn không nhiều, tạo nên hệ lụy là đời sống của các nghệsĩ không được hưởng đúng với tài năng và công sức mà họ bỏ ra. Nhưng, mộtphần nào đó, chính cơ chế, quy định quá cũ này đã tạo nên sự “èo uột” củanghệ thuật hàn lâm hiện nay.

Theo Đất Việt