Lỗi tại mụ ta nhiễu sự. Aikhiến mụ đến đây? Cái xóm nhỏ gồm vài chục nóc nhà, như lũ rệp nép mình bêndãy núi lùn tè, lấy đâu ra làn khói lam chiều, tiếng mõ trâu hòa tiếng sáodiều vi vu của lũ trẻ mục đồng... như các thi nhân đã viết. Nhưng mụ quyếtgọi một cách văn vẻ đây là chốn sơn khê cho thỏa sự hào hứng của mụ.
- Mình tìm được một nơi đíchthị là chốn sơn khê bấy lâu ao ước, không nghi ngờ gì nữa.
Giời ạ, nghe sốt ruột. Đâychỉ cách bãi biển du lịch vài trăm mét, lớn bé già trẻ xóm núi kéo nhau raphục dịch ngoài đó tất, tựa lũ ruồi bâu vào miếng thịt trâu ôi. Họ nghèokiết xác, nhưng đã dùng bếp dầu, than tổ ong, bói đâu ra làn khói thơ mộngbảng lảng vương vít trên mái rạ? Và lũ trẻ chăn trâu chọi ở đây nghịch hơnlũ giặc, oánh nhau thành thần, dẫu cho ăn kẹo cũng đố thổi được sáo. Khê vớichả cháy!
- Mình cương quyết sống
hết quãng đời còn lại ở nơiêm ả này thôi.
![]() |
Ấy là khi mụ nghe tiếng chimbìm bịp da diết kêu sát ngay sau ngôi nhà mới, gần tảng đá to bằng chiếcgiường đôi, án ngữ con đường lên núi. (Mụ đâu biết vợ chồng bìm bịp này làcặp uyên ương duy nhất sống sót sau mấy lần thoát bẫy để vào hũ rượu ngâmthuốc của dân xóm núi). Ngay tức thì, chốn phồn hoa thủ đô bị tiếng chim bìmbịp đánh gục. Mụ quên phứt cái thế giới náo nhiệt ngay khi chân ướt chân ráovề đây.
Thật tội nghiệp cho những ảotưởng.
Do mụ có tính hãi người, haymụ đa sự? Cứ làm như mình là cô tiểu thư khuê các, rèm che trướng rủ hồi cònmồ ma Tiểu thuyết Thứ bảy, không thể dung hòa với cuộc sống đang trở nên hỗntạp... Chả thế ái nương chưa kịp sửa sang đã dọn thốc ngay về căn nhà nhỏxíu trong cái xóm núi ẩm ương khỉ ho cò gáy, để tự nhủ rằng đã đi ở ẩn tạichốn sơn khê rồi.
Mà ẩn ai, trốn ai? Ai nhớthương tìm kiếm mà phải ẩn? Xét theo mặt bưu điện, vài năm nay tịnh khôngmột mống tri âm nào thư từ với mụ. Xét theo mặt nhân sự, mụ sống dai hơnnhững anh bạn già ngày xưa từng tơ tưởng chuyện gắn bó. Họ đã rủ nhau đitiệt. Kẻ bị con cái quắp sang tận chốn trời tây, kẻ chống gậy không thoátkhỏi cái cũi giường, người xấu số hơn còn bị mời xuống âm ty thành lập cácthứ hội. Còn con cháu mụ mỗi đứa mỗi việc, chỉ chúi mũi vào mê hồn trận củahàng trăm điều lo toan mưu sinh. Vậy nên dù mụ có ở ngay trung tâm thành phốcũng khác gì ốc đảo giữa hoang mạc.
Ai cũng đến hồi bị quên lãngkhi vòng quay cuộc chơi đẩy bắn ra bên lề. Quy luật chẳng từ ai. Mụ chấpnhận. Và phàm đã bị quên, có ở giữa chợ cũng cô đơn chẳng kém xó núi, việcgì mụ phải cầu kỳ cái sự ở ẩn đến thế?
Vâng, còn một điều bí mật mụchẳng bao giờ nói ra, chỉ mình mụ biết. Mụ giấu rất kỹ. Thì thôi, mụ cứ việcgiữ kín những nguyên cớ riêng tư cho mình, miễn sao thấy toại nguyện.
Nhưng nếu mụ chịu ở ẩn, đãđành đi một nhẽ. Đằng này chưa kịp ấm chỗ, mụ bỗng táy máy bày ra những tròvè vớ vẩn khiến dân xóm núi phát hoảng. Người ta kháo nhau rằng, mụ vừa viếtchuyện xóm núi in trên báo đấy bà con ơi...
Quái lạ, xóm núi heo hút cógì đáng để đưa lên báo? Ông trưởng thôn bí mật lên tận thị xã truy tìm tờbáo. Hóa ra mụ viết về cái thời tám hoánh, khi dân xóm núi còn ra biển thảlưới kiếm ăn, cái thời cánh đàn ông trần như nhộng, nồng nỗng vác cà khoeonghênh ngang đi đánh te, coi thiên hạ bằng củ khoai; chuyện lão ngư dân PhóVăn Cụm từng bắt phi công Mỹ rơi ngoài biển, nhưng bị gán cho tư tưởng cánhân, đến nỗi hắn nổi điên rồi chết...
Khi túm được tờ báo, dân xómnúi tá hỏa chuyền tay nhau bàn tán um lên. A, không khéo sẽ tới lúc mụ bớimóc chuyện nhà ông, chuyện nhà tôi chứ chẳng chơi. Phải đề phòng mụ mớiđược.
Rõ khổ, chỉ do cái tính táymáy của mụ. Rỗi việc, lại sẵn có chút chữ nghĩa, mụ lôi ra xài. Rồi gửi báo.Khi chị Miện, người quét dọn sân vườn được thuê đến rỉ rả đến tai, mụ liềnngớ ra:
- Cháu kể cho bà biết thôinhé. Có đúng bà viết báo, viết đài không? Thì bà cứ viết cái gì hay ho, đừngđộng chạm đến ai, để tránh tiếng này nọ. Mấy hôm nay cháu cứ ra sức bảo vớimọi người rằng bà rất hiền, chẳng có lòng hại ai. Nhưng họ không tin. Hiềnlành mà lôi chuyện lão Cụm ra kể?
Mụ sợ toát mồ hôi. Rút kinhnghiệm, từ nay viết chuyện gì tránh địa danh xóm núi, kẻo có ngày phải bịgậy cuốn xéo.
Chậc, tốt nhất cất béng câybút vào ngăn kéo cho khuất mắt. Nó cứ nằm trên mặt bàn mời mọc có thánh mànhịn được. Xong rồi. Nằm yên đấy. Cho lũ mọt ngăn kéo quản lý mày.
Xóm núi yên ắng một dạo. Thấymụ ngày ngày tản bộ ra bãi biển, người ta hài lòng. Đi bộ là hình thức thểdục nhẹ nhàng hợp với tuổi mụ. Có thể biển sẽ khiến mụ xì hơi, xoa dịu nhữngkích động còn tồn dư trong người. Hãy nhìn mặt biển mênh mông để thấy cáinhỏ nhoi của thân phận con người, để nhận ra cái vô nghĩa trong mỗi mơ ước.
Bờ biển phía bên kia đườnggiờ thuộc thế giới các hàng quán, sang trọng lẫn tầm tầm. Các em gái từ mọingả đổ về kiếm sống, chân dài có, chân ngắn ngủn cũng có, nhưng em nào cũngsẵn số vốn trời cho giống nhau. Đằng sau màu móng chân sơn đỏ, còn ánh lênmàu vàng ruộm của bùn phèn. Họ cười ngây thơ, dặt dẹo trên những đôi giàycao gót, diễu dọc bờ biển từng đàn.
Không rõ vì lý do gì mụ làmquen với một cô gái vừa từ Hòa Bình xuống. Mụ lại lân la làm quen cả bà chủcô ta, qua một người xóm núi rửa bát thuê. Mụ ngã giá với bà chủ: Cô gái sẽtheo người rửa bát tới nhà mụ vào sáng thứ hai, thứ ba đầu tuần, khi quánvắng khách. Mụ sẽ trả tiền cho chủ quán, y như những lượt đi khách của côbé.
Nể lắm bà chủ mới đồng ý.
Nhưng để làm gì? Bà chủ trahỏi lúc cô gái ở nhà mụ về. Thưa mẹ, chẳng phải làm gì cả, chỉ cởi quần áorồi đứng trên tảng đá ngoài vườn cho bà ấy vẽ thôi.
Dân xóm núi còn thắc mắc gấpmấy bà chủ nhà hàng. Con ruồi bay vào xóm này còn bị nhận ra huống hồ một côgái mắt xanh mỏ đỏ ngồn ngộn sức sống, áo quần khiêu gợi thế kia. Cô ta điđâu? Ai trong xóm núi liên quan tới cô gái này?
Không lâu sau người ta biếthết. Rồi xì xào như ve mùa hè. Chết chửa, có đời thuở nhà ai lột quần áo conngười ta ra vẽ không? Giả dụ mụ là đàn ông, nó rõ ra một nhẽ. Đằng này...Không giải thích nổi. Đích thị mụ có vấn đề, nghiêm trọng chứ chẳng chơi.
Chị Miện được người ta bắt dòxét mọi hành tung của mụ. Vẽ làm gì? Bán cho ai? Làm cách nào chụp lấy nhữngbức hình khả ố đó để báo cáo chính quyền, công an giờ?
Đến ngọn nguồn, người xóm núiớ ra khi biết mụ đang chuẩn bị tham gia một cuộc triển lãm tranh. Cô gáiđược vẽ vào bức tranh Hoa Bèo, đứng lõa thể trước sóng biển, mây gió vần vũchung quanh, tay cầm bông bèo tím, dưới chân vương những cụm bèo xanh trôigiạt từ cửa sông nào... Hẳn mụ thương cảm thân phận bao thiếu nữ bèo bọt đãbị hoàn cảnh xô đẩy ra tới bờ biển.
Bằng vào những chuyện rủ rỉto nhỏ của chị Miện, mụ chợt hiểu chốn sơn khê của mụ đâu phải nơi ở ẩn ngonlành. Tức thì mụ cất cọ vẽ, cất luôn mấy bức toan còn trắng tinh và viết thưdi chúc cho hai con gái. Các con cố giữ lấy những bức tranh mẹ vẽ, để làm kỷniệm. Không phải vì sau khi mẹ chết, chúng được giá cao hơn, mà vì mãi mãikhông có người nào vẽ như mẹ vẽ. Chúng quý ở chỗ là sản phẩm sáng tạo duynhất, của một người duy nhất.
Mụ dặn cho yên lòng. Chứ saukhi mụ hai tay buông xuôi, chúng có mang che cửa sổ bếp cũng đành thôi.
Không còn việc gì làm, mụdành thời gian đi quanh xóm thăm thú mọi nhà. Đến đâu người ta bỏ công việcđang dở ra đón tiếp.
- Quý hóa quá, rồng đến nhàtôm. Bà sang chơi hay có việc gì cần chúng em đấy ạ?
- Không, tôi chỉ sang chơithăm hai bác, chỗ lân bang láng giềng... Ấy chết, hai bác cứ vá lưới đi.Thấy mọi người có công ăn việc làm, tôi mừng.
- Vâng, vá thuê cho người ta,vá víu suốt ngày... Chúng em có còn đi biển đâu. Giờ vẫn đi biển chắc chếtđói. Thuyền phải to, đánh bắt phải ra khơi xa, chứ cá mú ven bờ lớn bé gìcũng đã tiệt chủng rồi bà ạ.
Mụ qua hết lượt xóm núi, ngheđược bao nhiêu chuyện. Cái Gái sắp lấy chồng Đài Loan, phải vay nợ đi xóavết ve mắt. Ai ngờ phẫu thuật thẩm mỹ xong, hôn phu Đài Loan đã kịp về nướcvới cô vợ khác. Thằng Tí học lái xe ra trường, phải bán nửa mảnh vườn lấytiền ký quỹ vào công ty. Người mua khu vườn đào móng xây nhà, trúng được hũbạc hoa xòe, giá trị gấp mấy mươi lần tiền mua vườn. Thằng Tí chết đắng. CôBân giặt chăn ga cho một nhà hàng, hôm nọ vớ được hai trăm đô la khách đánhrơi, bị gã chủ lột hết, lại còn vu cho tội ăn cắp. Cô Bân ức quá treo cổ tựtử, may đứa con la làng người ta đến cứu kịp...
Dù có những bi kịch nhỏ béấy, chốn sơn khê của mụ vẫn không khiến người ta phải khiếp đảm. Đâu có nhưcái đêm hãi hùng nọ...
Đêm ấy...
Ngôi nhà mụ nằm trong ngõ nhỏmột khu cán bộ cấp xoàng ngày xưa, gần trung tâm, trước có giá lắm. Giờ cưdân tạp nham, đi ra ngõ phải nhìn xuống chân, tránh bao cao su vứt khắpchốn. Mụ ít khi ra cổng, chỉ ru rú tại nhà. Bởi thỉnh thoảng lại gặp mấy quýtử hàng xóm mình trần trùng trục, đầu cạo trắng hếu, một tai đeo vòng bạc,cứ trợn mắt nhìn mình, không ra chào hỏi không ra đe dọa, mụ thấy ngán lắm.Còn may chưa xảy điều gì nghiêm trọng, ngoại trừ vài chiếc xe đạp mất cắp,vài bộ quần áo phơi bị bay hơi...
Đêm ấy mụ vừa chợp ngủ thìtiếng la hét rầm rĩ ngay sát cửa khiến mụ ngồi bật dậy. Sao thế? Sao cótiếng kêu la đau đớn lẫn tiếng đánh đập huỳnh huỵch thế? Mụ luýnh quýnh chạyra bật đèn hiên, mở cửa nhìn. Cửa ngõ vẫn đóng nên mụ không lo lắm. Nhưngcảnh tượng chứng kiến khiến tim mụ muốn rụng xuống. Ba thằng thanh niên lựclưỡng, đeo khuyên tai, cánh tay cuồn cuộn hình đại bàng, cùng hai gã trungtuổi làm nghề thu mua chó, kẻ giữ người đánh một thanh niên ốm o đang vanlạy như tế sao.
- Ôi giời ơi, con van cácông, con chết mất.
- Mẹ mày. Chúng ông đánh chếtmày, không đưa đi đâu cả.
- Ối bà con ơi, cứu con với,con có làm gì đâu.
- Này, cứu này, cứu này!
Mụ níu chấn song cửa, gàotoáng cho những người đang hờ hững đứng xem quanh đó.
- Các ông các bà can họ đichứ. Giời ơi, đánh chết người ta kìa!
Nhưng tất cả giương mắt nhìnmụ lặng thinh. Một thằng đeo khuyên tai dừng tay, nhìn mụ trừng trừng, quát:
- Bà vào nhà đi, liên can gìđến bà, rách việc!
Mụ sợ đến giọng líu lại,nhưng cố van nài:
- Nó tội gì các anh giải nólên đồn công an, chứ đánh thế kia nó chết mất.
- Đêm hôm lảng vảng quanh đâykhông ăn trộm thì làm gì? Khu này mới mất xe tối nọ, bà không biết hả? Việcgì phải giải đi!
Gã thanh niên bị đánh thấy cóngười lên tiếng liền lấy hết sức tàn hét lên:
- Con không ăn trộm... Con đitìm nhà người quen, lạc vào khu này thôi. Con lạy các ông các bà...
Chưa kịp nói hết câu, đã bịthằng to khỏe nhất bọn bóp cổ, đập đầu vào tường.
Mụ rú lên khi thấy máu vọt ra.Gã thanh niên rũ như tàu lá úa, ngã xuống bất tỉnh.
Hôm sau mụ ra chợ cóc, nghengười ta kháo nhau có xác chết vô thừa nhận bị vứt cạnh mương nước, vừa đượcmang đi.
Ngay lập tức, mụ khóa cửa lêntrú ở nhà con gái. Chẳng biết công an có đến dò hỏi vụ việc ấy không. Vả nếucó, liệu mụ có dám báo cho họ biết sự tình, chỉ mặt những thằng đeo khuyên ởngay cạnh nhà mụ? Xem ra mụ cũng như tất cả mọi người, đều sẽ im như thóc.
Mấy đêm liền mụ không ngủđược. Hơi có tiếng động bên ngoài, lập tức mụ chồm dậy hốt hoảng. Mụ hìnhdung những gã thanh niên tiêm chích, cờ bạc, lang thang vạ vật từ những xómnghèo ngoại ô, từ mảnh ruộng vườn khô cằn ra tỉnh làm cửu vạn, những sinhlinh khốn khổ của Chúa, đang sống kiếp đọa đày trước sự dửng dưng của đồngloại đô thị. Cuối cùng chúng sẽ bị vứt còng queo ở những bờ mương, xórãnh...
Sau đêm ấy, mụ bị khủng hoảngthần kinh. Mụ nhớ lại từng dòng tin báo đã đọc qua. Tội ác ngày càng... trẻhóa! Hai đứa bé hơn mười tuổi giết chết bé năm tuổi vì muốn đòi tiền chuộc.Cháu thắt cổ bà, con đâm bố, thiếu nữ cứa cổ người tình... Thì đấy, người tađập chết một con người ngay trước mắt mụ, chẳng cần phải biết kẻ ấy có tộihay không.
Và mụ quyết rời bỏ thành phố,đi về chốn sơn khê sống nốt quãng đời còn lại.
Mụ vẫn lấy làm may mắn đã muađược ngôi nhà xóm núi ở đây. Dù mấy ngày qua vợ chồng bìm bịp biến mất khiếnxóm núi lạnh lẽo hẳn đi, nhưng mụ sẽ mua một đôi cu gáy treo trước hiên đểthay thế. Mụ cố nghĩ rằng đôi bìm bịp chỉ đang ấp trứng ở đâu đó...
Nhưng hôm nay mới bảnh mắt đãthấy bà Thản, một người dân xóm núi, mếu máo bước thấp bước cao chạy đến nhàmụ.
- Bà ơi, bà cứu cháu. Bà cóchữ nghĩa, may ra cứu được mẹ con cháu. Bà viết cho cháu cái đơn, để cháunhẹ bớt tội đi.
Chuyện thằng Tí, con rể bà,chạy xe gạo chẳng may cán chết người. Giờ nó phải tường trình trước khingười ta đưa ra tòa.
- Bà cứ bảo nó sang đây kểđầu đuôi tôi nghe.
Thằng Tí sang, kể đầu đuôicâu chuyện bằng giọng ầng ậng nước mắt. Nó tránh đường cho xe cẩu, bị lạngtay lái, cán chết người đàn ông thồ xe rau. Nhưng mắc míu ở chỗ nó khônggiải thích được chuyện nó lùi xe lại, cán lần thứ hai qua người nạn nhân.
- Bà viết hộ cháu, vì cuốngquá đã mất trí, lùi xe lại. Liệu có được không hở bà?
- Cậu mất trí? Giá cậu dừngkịp, có thể ông ấy không chết.
Tí im lặng một chút rồi nhìnthẳng vào mắt mụ, trả lời rất thành thực:
- Cháu làm thế vì biết ông tavẫn còn ngắc ngoải. Bị nghiến qua người lần nữa, ông ta mới chết hẳn. Việcấy nhiều người trông rõ... thành thử cháu phải khai thế nào cho thật khéo...
- Sao lại thế?
- Cán chết người theo luậtchúng cháu chỉ phải đền hai nhăm triệu thôi bà ạ. Nhưng họ tàn tật, bán thânbất toại, thì mình phải chạy chữa, thuốc thang gấp mấy lần hai nhăm triệucơ.
Mụ đánh rơi cây bút. Thật làngười ta có thể tính toán vậy sao?
Lúc mụ đang còn sởn cả chântóc thì nghe tiếng kèn đám ma nổi lên. Từ khi về đây, mụ chưa từng thấy kènđám ma. Mụ cứ nghĩ dân xóm núi chuyện hiếu sự chỉ qua quýt, không ai cầu kỳcái việc kèn trống. Vậy nhà nào lại đình đám thế?
Tí thấy mụ lắng tai nghe liềnmau miệng:
- Là nhà ông Thuấn, cái nhàxây đá ong cuối xóm bà ạ.
- Ai chết hở cậu?
- Chính ông Thuấn đấy. Ông ấylàm chức gì to lắm ở huyện, mắc chuyện tiền nong đất cát khó gỡ tội nên vềnhà treo cổ tối hôm kia.
Giời ơi, chốn sơn khê là thếnày sao?
Đây có còn là nơi người tanghĩ chuyện ở ẩn không?
***
f
Những ngày tháng bảy mưa ngâubuồn bã. Ngồi bên khung cửa sổ nhìn núi non mưa giăng, mụ mơ màng chợt nhớcó người mách một mảnh đất tận Tân
Sơn - Lục Ngạn, cũng núi,cũng suối, rất thơ mộng... Nhưng
biết sơn khê ấy có còn xịnhơn nơi đây không?
Rồi mùa thu đến nhanh quá đithôi. Trăng xóm núi thật dịu dàng trong vắt.
Trăng núi phải thế chứ...
Mùa thu gợi nhớ đến một đêmtrăng vằng vặc, có người đàn ông yêu dấu đã nồng nàn hỏi: Em ơi, em làm vợanh nhé? Người đàn bà run rẩy trong đêm, khẽ gật. Ôi những đêm tháng tám mùathu xa xưa. Tại sao nó lẩn quất trở lại, hôi hổi như người ta vừa mới sốngngày hôm trước? Nó khiến mụ lãng đãng suốt mùa thu, không còn lòng dạ nàonghĩ đến chuyện gì khác.
Mùa đông qua đi vẫn thấy mụtrụ lại xóm núi. Cho đến khi cây gạo phía sau nhà nở hoa đỏ rực, thắp muônvàn ngọn lửa giữa buổi sớm chưa dứt mưa xuân...
Mụ đứng lặng, ngây người ngắmnó. Từ khi chuyển về chốn sơn khê, mụ chưa có dịp chứng kiến mùa hoa gạo nở.Giờ nó bỗng đỏ bùng lên, thổn thức bên triền núi xanh yên tĩnh.
Không! Dù thế nào thì thiênnhiên xóm núi cũng không để cho ai dứt tình mà đi...
Mụ biết chắc mình không cầmlòng được, sẽ lại lôi bức toan trắng với tuýp sơn dầu cất trong xó nhà, khaibút đầu xuân.
Với cây gạo mùa xuân, mụkhông phải lo né tránh các công trình phụ của những cô gái...
Theo Đoàn Lê