Cúm A/H1N1 chính thức xuất hiện tại VN ngày 31-5-2009, sau khi có bệnh nhânđầu tiên là một du học sinh từ Mỹ về nghỉ hè ở TP.HCM. Để chống lại đại dịch cúmA/H1N1, tính đến hết năm 2009 ngân sách T.Ư và các địa phương đã chi gần 1.000tỉ đồng.
Trong đó đến hết tháng 10-2009 BộTài chính đã hỗ trợ trên 790 tỉ đồng cho 52 tỉnh thành và tám bộ, ngành T.Ư muasắm thiết bị, tuyên truyền chống dịch.
![]() |
Máy đo thân nhiệt từ xa tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM vẫn đang hoạt động - (Ảnh: T.T.D.) |
Dịch đã giảm, thiết bị lạichưa có
|
Tuy nhiên, trái với dự đoán dịch cúm A/H1N1 sẽbùng phát vào mùa đông xuân 2009-2010, từ tháng12-2009 số ca nhiễm bệnh lại giảm mạnh (chỉchiếm 4%/tổng số xét nghiệm).
Chiều 13-1, cục trưởng Cục Y tếdự phòng và môi trường (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga cho biết trong số trên 790 tỉđồng được cấp từ Bộ Tài chính, Cục Y tế dự phòng và môi trường được chuyển 54 tỉđồng để mua 15 máy đo thân nhiệt từ xa, một số ôtô chuyển bệnh phẩm, hóa chất vàtrang phục bảo hộ. Nhưng ôtô và máy đo thân nhiệt từ xa dự kiến phải một thángsau Tết 2010 mới lắp đặt xong!
Đại diện Cục Quản lý khám chữabệnh (Bộ Y tế) - nơi được giao mua ba ôtô cho ba bệnh viện tuyến T.Ư, một số máythở, máy xét nghiệm sinh hóa... chống dịch trị giá 60 tỉ đồng - cho biết hợpđồng đã ký xong hết mà hàng thì... chưa về.
Tháng 6-2009, trước khi triểnkhai gói thầu mua 15 máy đo thân nhiệt từ xa, toàn quốc có 14 máy đo thân nhiệtđặt tại các sân bay, cửa khẩu quốc tế từ nguồn mua hoặc được tặng sau dịch SARS2003 nhưng hầu hết đều bị hỏng. Trong số này, sân bay Nội Bài có ba máy (hai doBộ Y tế cấp đều bị hỏng) nên phải dùng trên 100 máy đo thân nhiệt dạng cầm tay;máy đặt tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) được cấp năm 2004 đã hỏng dùđược sửa chữa nhiều lần.
Các máy đo thân nhiệt đặt tại cửakhẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Hà Khẩu (Lào Cai) cũng trong tình trạng tương tự.Trong tháng 5 và 6-2009, Hà Nội và TP.HCM đã mua ba máy đo thân nhiệt đặt tạisân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất để gỡ rối tình hình này.
Có máy lại không biết dùng
Hiện Cục Quản lý khám chữa bệnhđang chuẩn bị đánh giá tình trạng máy và hiệu quả sử dụng 1.000 máy thở mua từnguồn tài chính được cấp trong dịch cúm A/H5N1 năm 2005. Một quan chức cục nàythừa nhận một số máy thở cấp cho bệnh viện huyện trong dự án này đã phải “đắpchiếu” một thời gian dài vì nhân viên y tế chưa biết sử dụng. Chính vì vậy trongđợt dịch cúm A/H1N1 năm nay, số máy thở được mua chỉ dành cấp cho bệnh việntuyến T.Ư, nơi thành thạo cách dùng và còn đang thiếu thiết bị này.
Trả lời chúng tôi, Thứ trưởng BộY tế Trịnh Quân Huấn cho rằng những hoạt động chống dịch của VN đã được quốc tếđánh giá làm chậm sự xuất hiện của dịch trong hai tháng. Tuy nhiên, rõ ràng VNcũng đã tổn thất tài chính không ít sau vụ dịch này, kể cả người (53 người đã tửvong) và của (gần 1.000 tỉ đồng).
Cùng ngày, tại cuộc họp của Banchỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H1N1, Bộ Y tế cho biết VN đã thống kê được890.000 phụ nữ có thai và cán bộ y tế thuộc nhóm được sử dụng văcxin ngừa cúmA/H1N1 đầu tiên. Dự kiến chiến dịch được triển khai vào tháng 2 từ nguồn văcxin1,2 triệu liều Arepanrix do Hãng GSK sản xuất, tài trợ cho VN thông qua Tổ chứcY tế thế giới (WHO).
Theo Lan Anh