Người ta thường lấy nhiều thứgiá trị để bình luận về hoa và đối với người giàu vốn sống, nhiều trải nghiệmthì không còn gì đúng hơn như thế.

Không rõ từ bao giờ, người ta đãví đời Hoa với đời Người, đặc biệt là Người đẹp. Mỹ như hoa cách vân đoan.(Người đẹp như hoa cách tầng mây), Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung (Ngỡ mâylà xiêm áo, ngỡ hoa là dung nhan)... Lý Bạch đã nhiều lần thẳng thốt ngỡ ngườiđẹp là hoa, ngỡ hoa là người đẹp. Lưu Tích Vũ uống rượu bên hoa lại "Chỉ e hoanói nên lời: Em không phải nở cho người già nua" (Đãn sầu hoa hữu ngữ - Bất vịlão nhân khai)v.v... Đấy là rung cảm của người thơ về hoa.

Hoa cảm lòng người...

Lại có những loài hoa cảm ngườithì thật lạ. Chỉ cần chạm tay vào cây hoa tử vi, lập tức tất cả hoa đều rungđộng. Một nhà sư ở chùa Từ Hiếu kể tôi nghe chuyện ông chăm sóc hai cây hoanguyệt quế, chế độ chăm sóc giống nhau, nhưng tình cảm với cây khác nhau, rốtcuộc cây hoa ông dành tình cảm ưu ái thì nở hoa, còn cây kia thì không. Sách xưacũng ghi chuyện Võ Hậu ra lệnh cho các loài hoa quanh cung cấm phải nở hoa chobà thưởng ngoạn, tất cả các loài hoa đều tuân lệnh, riêng Lục Mẫu Đơn là khôngchịu nở. Hoá ra hoa cũng ưa chiều chuộng và hoa cũng biết giữ gìn khí tiết lắmthay.

Chớp mắt nhìn hoa đẹp

Cái hạnh phúc của con người xứnhiệt đới là quanh năm sống giữa bốn mùa hoa. Hoa gắn bó chia sẻ buồn vui vớicon người từ khi lọt lòng cho đến lúc trở về cát bụi. Từ vẻ đẹp thiên nhiên, hoatrở thành vẻ đẹp văn hoá khi đi vào thuần phong mỹ tục từ đời này qua đời khác.Hoa sinh nhật, hoa cưới, hoa tết, hoa tặng, hoa trang trí, hoa cảnh và hoa tiễnđưa đời người về nơi an nghỉ cuối cùng. Chưa hết, hoa còn được đặt trên bàn thờcúng những hương hồn và thần linh. Có những loài hoa được chọn làm biểu tượngriêng cho từng mỹ tục. Trong ngày Lễ Nhớ Mẹ, các cô gái Nhật mang những giỏ hoahồng màu trắng đi ra đường, cài hoa lên ngực áo những chàng trai đã mồ côi mẹ.Hoa hồng đỏ lại tượng trưng cho tuổi tác. Tình cờ tôi gặp một cô gái bên bếnsông Thương mừng mẹ tròn 70 tuổi bằng cả một lẵng hoa gồm 70 bông hồng đỏ. Trongđám tang thi sĩ Xuân Diệu, giữa hàng trăm vòng hoa viếng, hiện lên một vòng hoatrắng độc đáo, đấy là vòng hoa của người vợ xưa đưa tiễn sự trinh trắng củachàng. Ngày tết, người miền Bắc coi hoa đào là "chúa xuân", người miền Nam lạilấy hoa mai làm biểu tượng. "Mai cốt cách, tuyết tinh thần", không ngẫu nhiênNguyễn Du tả Kiều lại ví nàng với cốt cách của mai, và cũng không dễ gì Cao BáQuát thốt lên Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Một kiếp cúi đầu lạy hoa mai). Chảthế mà thời Ngô Đình cẩn quyền thế nhất miền Trung đã đem cả toà nhà đòi đổi mộtcây mai thế trăm tuổi ở Long Thọ (Huế) mà chủ nhân của nó vẫn không chịu đổi.

Hương vị của trời đất

Tôi đã được gặp những "bữa tiệchoa" trong các gia đình Hoàng phái Huế. Mỗi đĩa thức ăn là một đĩa hoa. Từ mónlòng gà xào dứa cũng được sắp xếp thành hoa mai, hoa hồi, đĩa giò mỡ có nhântrứng hoa vàng, đến đĩa dưa món, đĩa rau sống thì quả là trăm hoa đua nở. Chỉmột đĩa rau sống đủ chứa đựng cả thế giới chan hoà màu sắc: Trên bầu trời xanhmàu rau, nổi lên những ngôi sao vàng khế, những mặt trời đỏ rực cà chua, nhữngvành trăng khuyết màu ngà của trái vả, những búp hoa ngọc lan trắng nõn màu đuđủ, và ớt đỏ nở túa ra những cánh hoa màu lửa. Bữa tiệc được kết thúc bằng món"bánh hoa" ngũ sắc thơm thảo, ngọt ngào như thấm đẫm hương vị tuyệt diệu củatrời đất. Lúc ấy, thực khách hẳn sẽ phải thốt lên một tiếng khen "ngoo...oong"kéo dài theo kiểu Huế để cám ơn gia chủ.

Hoa gắn bó với con người đến nỗi,cha mẹ sinh con cũng lấy tên hoa mình yêu thích để đặt cho con cái. "Những Hồngnhững Cúc những Lan/ Những Mai những Huệ trần gian nao lòng". Sư Giới Đức ở chùaHuyền Không còn lấy tên hoa đặt tên cho ngôi nhà lá đọc sách ngâm thơ của mìnhlà Lý Tảo Đình, bởi vì khi làm xong ngôi nhà này, sư ông treo vào đó một chậu lýThảo và sáng hôm sau bỗng thấy nó nở những nhành hoa rực rỡ. Ngược lại có tênngười lại được dùng để nói về hoa như Chuỗi trăm hoa Tống Thị chẳng hạn. TheoMộng Kinh sư thì Tống Thị là một mỹ nhân có tài kết chuỗi trăm hoa, ai đã ngửithấy hương thơm của chuỗi trăm hoa do tay nàng kết thì đều mê mẩn hướng vọng vềnàng. Tống Thị đã không chỉ làm say lòng chúa Nguyễn trong Nam, mà chuỗi trămhoa của nàng còn làm cho Trịnh Tráng ngoài Bắc xao xuyến tâm thần phải mở cuộcNam chinh để đẹp lòng người đẹp. Phải chăng, Tống Thị đã phối hưởng của nhiềuloài hoa để tạo ra một mùi hương quyến rũ đặc biệt?

Và những dư âm không tan

Đã là người thì có sinh có tử, đã là hoa thì cónở có tàn. Nhưng hoa đẹp chóng tàn thường khiếnlòng người thảng thốt không nguôi. Nếu như đờihoa phù dung đẹp trọn từ bình minh đến hoànghôn, thì đời hoa quỳnh - "nữ hoàng ban đêm" -chỉ làm cuộc hiến dâng trong chốc lát. Sắc đẹpvà hương thơm của nàng hoa kiêu kỳ và đài cácnày chỉ dành cho người biết thưởng hoa mà thôi,nhờ thế mà người đời bày ra thú vui "uống rượu,xem hoa quỳnh nở". Nói là thú vui, nhưng khinhìn thấy hoa quỳnh rũ cánh tự liệm mình, lòngngười thưởng hoa buồn ứa lệ, xao xuyến mãi tronglòng tâm trạng vừa hay tin người đẹp đã quytiên...

Triêu vi phất vân hoa/ Mộ vi ủyđịa tiều (Sớm còn là cây hoa cao ngất tầng mây. Chiều đã thành củi khô lăn lóctrên mặt đất). Bạch Cư Dị mười ba thế kỷ trước đã nhìn cái chớp mắt kinh hoàngcủa đời Hoa, đời Người vậy đó. Nhìn thấu để cảm thông chia sẻ. Nhìn thấu để trântrọng, nâng niu, giữ gìn, yêu thương. Cái Đẹp chớp mắt của Hoa, của Người vậy!

Theo Chớp mắt nhìn hoa đẹp