Sài Gòn không tự có đặc sảnnhưng bất cứ món ăn lạ miệng nào có mặt ở đây đều được đón nhận. Bánh tráng cũngvậy, đến từ nhiều miền xa xôi nay trở thành món quen thuộc gắn với người SàiGòn.

>>
>>
>>
>>

Chiều cuối tuần trời mưa rả rích.Con hẻm dưới nhà thưa người qua lại. Bỗng có tiếng rao mỏng manh vang lên từcuối hẻm: "Ai... bánh tráng đường mạch nha". Tiếng rao nghe như có từng bướcchân bám vào mặt đường trơn trượt, gánh trên vai đôi quang gánh chất đầy bánhtráng, liêu xiêu trong mưa. Tôi mở cửa, đội mưa ra ban-công, gọi vang xuốngdưới: "Chị bánh tráng ơi!".

Ngọt ngào vị bánh tráng mạchnha

Đôi quang gánh dừng trước bậcthềm nhà. Người bán hàng đưa tay vào trong đáy thúng lấy ra một miếng bánh trángnướng vàng rộm. Tay kia của chị cầm chiếc đũa cả, lần giở nắp nồi. Chị nhúng đũavào mạch nha rồi quay tròn, quấn thành những cuộn mạch nha vàng óng như tơ, quếtlên bánh tráng. Trên cùng, chị nhanh tay rắc cơm dừa trắng phau khắp mặt bánh.

Miệng cắn miếng bánh tráng mạchnha, tôi cảm nhận đầy đủ hương vị của món ăn bình dân này. Vị ngọt trong củađường, béo cơm dừa, giòn tan và mằn mặn của bánh tráng khiến những cơn mưa xốixả trước mắt bỗng trở nên nhẹ nhàng, thi vị, lãng mạn. Cứ mỗi khi nhớ nhà, tôilại nhìn xuống hẻm, mắt lần tìm một gánh bánh tráng mạch nha như thế.

Thật ra, bánh tráng mạch nha cógốc gác từ Quãng Ngãi. Là xứ sở mía đường nên người Quảng giữa lưng chiều thèmmón ăn chơi thường nướng bánh tráng vàng rộm, bẻ ra từng mảnh nhỏ, kẹp mật míabên trong hai lớp bánh để nhâm nhi. Món này thường xuất hiện vào những lần thuhoạch mía, làm đường.

Chợt nhớ bánh Tráng quê mình

Rồi người Quảng vào lập nghiệptại Sài Gòn. Bánh tráng kèm theo trong hành lý như một món ăn khỏa lấp nỗi nhớquê. Vừa để hợp khẩu vị dân Sài thành mà vẫn vừa lòng sự nhớ nhưng của dânQuảng, người bán hàng mới nghĩ ra món bánh tráng quết mạch nha.

Người Quảng đã ăn ngọt là phảithiệt ngọt. Họ quấn mạch nha thành từng cuộn trên đầu chiếc đũa, cho vào miệng,cắn thêm một miếng bánh. Ăn vậy mới đã thèm. Người Sài Gòn lại khác, chỉ cầnrưới một ít mạch nha lên bánh tráng cho có chút vị ngọt vấn vương, rồi nhâm nhi,thưởng thức với đầy đủ cảm giác. Xuất thân từ miền Trung nhưng vào đến Sài Gòn,bánh tráng với mạch nha lại biến thể thành hình dáng khác. Vì vậy, dù ai đókhăng khăng cho rằng Sài Gòn là nơi phát sinh bánh tráng đường mạch nha, nhữngngười Quảng cũng dễ chịu gật đầu, thỏa thuận.

Đảm đang như bánh tráng phơisương

Không chỉ miền Trung mới sản sinhra bánh tráng, mà ngay bên cạnh Sài Gòn, Tây Ninh cũng có một thứ bánh mà khinhắc đến, "miệng sành ăn" của bất cứ ai cũng phải chép chép, thèm thuồng. Đó làbánh tráng phơi sương.

Chợt nhớ bánh Tráng quê mình

Loại bánh tráng này được xem làthành quả của các mẹ, các dì đảm đang ở vùng Lộc Du, huyện Trảng Bàng, tỉnh TâyNinh. Bột gạo tẻ là nguyên liệu chính, trải qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ để cóđược bánh tráng. Gạo đem vo sạch, xay thành bột nước, hòa với lượng muối vừaphải. Sau đó tráng bột thành bánh mỏng trên nồi hơi nước sôi và tráng thành hailớp bánh. Bánh chín, người làm bánh trải ra vỉ tre, đem phơi. Sau một ngày nắngbánh sẽ khô, người làm bánh đem nướng trên than hồng, tay đảo bánh thật nhanh đểbánh không cháy xém và giữ nguyên màu như giấy trắng. Bánh nướng xong, đợi khimàn sương buông xuống, bánh lại được mang ra phơi. Sau cùng là công đoạn bọcbánh trong lá chuối tươi, giữ cho bánh luôn mềm, xốp.

Người Trảng Bàng làm bánh, nhưngthưởng thức phần lớn là người Sài Gòn. Sài Gòn có vô số quán thịt luộc bánhtráng phơi sương luôn tấp nập khách ra vào. Miếng bánh tráng phơi sáng gói thịtluộc là món ăn khoái khẩu. Đã là bánh Trảng Bàng, nhất định phải có rau quế vịăn kèm. Nếu không, vị ngon của món ăn sẽ giảm đi một nửa.

Rong chơi cùng bánh tráng trộn

Tây Ninh còn là xứ sở của loạimuối tôm ngon nổi tiếng, góp phần tạo nên hương vị của món bánh tráng trộn. Bánhtráng rối nùi được trộn với muối tôm, trứng cút, gan bò, xoài xanh, rau răm,lạc, hành phi... Bánh tráng trộn là một món quà vặt xế chiều của giới học sinh,sinh viên và cả giới văn phòng. Món này có thể bán riêng biệt trong mẹt hàngrong, lắm khi lại kèm theo các gánh trái cây, xe nước giải khát dọc đường. Đếncả những chị em sành điệu, mặc đồ hiệu thèm ăn bánh tráng cũng phải tìm đến cácmẹt hàng rong ở một góc đường quen thuộc nào đó.

Chợt nhớ bánh Tráng quê mình

Bánh tráng trộn, món ăn ưa thích của lứa tuổi học trò

Một điềuthật thú vị, khi hỏi bánh tráng trộn chỗnào ngon, nhiều người chỉ bạn đến gócđường này, hẻm phố kia mà tìm người bán.Cứ như thế, mỗi người đều có riêng bánhtráng trộn cho mình. Không cần tên tuổi,không cần quán xá, chỉ cần nhớ hao haonét mặt người bán là đủ. Cứ tầm xếchiều, đói bụng, mọi người lại tìm đếngánh "ruột" mua vài bịch bánh tráng trộnnhư một thói quen cố hữu.

Những con đường Trần Hưng Đạo,Nguyễn Kim, góc công viên... đều được xem là phố bánh tráng trộn. Mỗi một ngã tưhay dưới những gốc cây cũng có thể thấy một mẹt hàng bánh tráng trộn. Vui mộtnỗi, bánh tráng trộn xuất xứ từ Tây Ninh, nhưng phần lớn người bán gánh bánhtráng trộn lại đến từ miền Trung. Đấy có thể xem là sự giao thoa ẩm thực giữacác miền với nhau ngay tại vùng đất ba trăm năm tuổi này.

Theo Vĩnh Nguyên
Vào Bếp