Tình hình bạo động tại thủ đôKingston của Jamaica đã trở nên báo động sau khi nhiều nhóm cướp vũ trang nghetheo lời kêu gọi của Christopher Coke - một người bị Mỹ cáo buộc là trùm ma túytại đây - nổi loạn chống lại việc dẫn độ ông này tới Mỹ. Một báo cáo gần đây củaBộ Ngoại giao Mỹ khẳng định các tên trùm ma túy đang chuyển hoạt động của chúngtừ Nam Mỹ sang Trung Mỹ.

Nhà chức trách tại thủ đôKingston của Jamaica, một đất nước Trung Mỹ, ngày 23/5 đã tuyên bố tình trạngkhẩn cấp tại nơi đây sau khi một nhóm cướp được một trùm ma túy hỗ trợ đã tấncông các đồn cảnh sát và phong tỏa nhiều con đường ở thành phố này. Đã có 2 trụsở cảnh sát phải di tản và ít nhất 2 cảnh sát bị giết sau khi bom xăng được némvào đây.

Christopher Coke - Tội phạm ma tuý hay doanh nhân của Jamaica?
Coke (ảnh nhỏ) và một trụ sở cảnh sát bị đốt ở Kingston để phản đối dẫn độ Coke sang Mỹ

 Bọn cướp đã phong tỏa con đường chính dài gần2km ở phía tây Kingston, dùng xe tải, bao cát vàdây thép gai làm chướng ngại vật. Tòa án liênbang Mỹ buộc tội Coke buôn lậu ma túy, cocainevà vận chuyển vũ khí trái phép. Tòa án tại NewYork hồi tháng 8/2009 buộc tội y cầm đầu mộtnhóm tội phạm quốc tế mang tên "Đội vũ trangquyền lực" (Shower Posse).

Bộ Tư pháp Mỹ liệt Coke vào danhsách một trong những trùm buôn lậu ma túy nguy hiểm nhất thế giới. Thủ tướngJamaica Bruce Golding đã triệu tập phiên họp khẩn cấp. Trước đó ông đã kêu gọicác công dân nước này hãy cho phép tòa án thực hiện quyết định dẫn độ Coke. Mỹđã kêu gọi công dân nước này cảnh giác khi tới Jamaica. Bộ Ngoại giao Mỹ chobiết đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại đây. 

Trái với cáo buộc của Mỹ và Chínhphủ Jamaica, người dân tại nước này xem Coke như một bố già tốt bụng. Coke hiệnđang là lãnh đạo cộng đồng Tivoli Gardens, địa phương mà Thủ tướng nước này đangđại diện tại Quốc hội Jamaica. Hàng ngàn người Jamaica sau khi nghe tin chínhphủ nước này có ý định dẫn độ Coke tới Mỹ đã xuống đường yêu cầu để yên cho ôngta. "Hãy để ông ấy một mình", đám đông hô vang.

Một người biểu tình còn cho rằng,ông ta gần như là Thượng đế "giống như Chúa Jesus quên mình trên cây thánh giávì chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ chết vì Coke". Những người ủng hộ Coke đã chuẩnbị vũ khí từ tháng 8/2009 sau khi Mỹ chuyển yêu cầu dẫn độ Coke cho phíaJamaica.

Việc Mỹ yêu cầu Jamaica dẫn độCoke về Mỹ từ tháng 8/2009 đã gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữahai nước này. Chính phủ Jamaica từng có lúc phản đối lệnh dẫn độ của Mỹ. Thànhphố Tivoli Gardens hiện cũng là quê hương của đảng Lao động cầm quyền Jamaica.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấnBBC gần đây, ông Tom Tavares-Finson, luật sư của Coke khẳng định thân chủ củaông là một doanh nhân hợp pháp chứ không phải là trùm băng đảng tội phạm hay matúy. "Chưa một ai nghe tên tuổi của ông ta liên quan đến các hoạt động tội ác",Luật sư Tavares-Finson nói.

Dưới mắt của ông này, Coke là mộtcông dân bình thường của Jamaica với hoạt động kinh doanh hàng ngày, đóng gópvào việc cải thiện cuộc sống của trẻ em, của nhiều gia đình và thậm chí của cảcộng đồng nơi ông ấy đang sống. Theo ông, người dân nơi đây nhìn nhận ảnh hưởngtích cực và nghiêm túc của ông ấy với cộng đồng, giúp vực dậy nền kinh tế phíatây thủ đô Kingston.

Claudette White, một cư dânJamaica nói về Coke: "Tôi không nói dối đâu, người ta đến trường cũng nhờ ông.Những ai cần quần áo cũng tới gặp ông, ngay cả những người già. Chính ông làngười giúp vốn cho những ai khởi nghiệp từ xe đẩy bán thức ăn hay thức uống. Hầuhết mọi người đều phụ thuộc vào ông".

Theo báo chí Jamaica, ông Coke từlâu đã mang lại nhiều lợi ích cho dân địa phương của ông như cung cấp phươngtiện lao động và xây trường học. Cũng tại phía tây Kingston, do quen với nhiềuquan chức chóp bu, mỗi tối cuối tuần, Coke đều mở tiệc khiêu vũ và tại các sànnhảy, ông được trân trọng gọi là  "ngài chủ tịch". 

Cuộc đời của Coke nhuốm màu bạolực từ nhỏ. Hai người anh trai của ông và người chị bị bắn chết. Cha Coke, ôngLester Coke cũng từng là lãnh đạo nhóm Shower Posse, chết vào năm 1992 vì  bịbắn một cách bí mật trong tù trong khi chờ được dẫn độ sang Mỹ vì các cáo buộcbuôn lậu ma túy. Nhóm này bị cáo buộc giết hơn 1.000 người Mỹ và Jamaica suốtnhững năm 80.

Lịch sử Jamaica cho thấy, ngay từnhững năm 70, các chính đảng tại đây dường như không đủ mạnh để trấn áp các băngnhóm tội phạm. Ngay cả đương kim Thủ tướng Jamaica Golding cũng phải chịu nhiềusức ép từ các nhóm ủng hộ và phản đối việc dẫn độ Coke sang Mỹ. Ông đã thừa nhậncó liên quan đến việc thuê một công ty luật ở Los Angeles vận động hành langChính phủ Mỹ nhằm từ bỏ yêu cầu dẫn độ Coke.

Nhiều chuyên gia mô tả Coke cóphần giống với Pablo Escobar, trùm buôn lậu ma túy Mexico, người đã tạo đượclòng tin và sự kính trọng trong cộng đồng dân cư mà y sinh sống. Phía Mỹ dùng áplực với Jamaica, họ đặt vấn đề rằng liệu nước này có thể là đồng minh chống matúy của Mỹ hay không nếu từ chối dẫn độ Coke?!

Bộ Ngoại giao Mỹ trong một báocáo đưa ra hồi tháng 3/2010 cho biết, các nhóm buôn bán ma túy đã tìm cách tránhné các chiến dịch truy quét tại Mexico và Colombia, bằng cách chuyển hoạt độngsang khu vực Trung Mỹ. Báo cáo cho biết hoạt động buôn bán ma túy gia tăng tạiTrung Mỹ đã tạo ra "những thách thức nghiêm trọng cho khu vực".

Theo báo cáo này, vào năm 2008,gần 42% số cocaine được đưa vào Mỹ qua ngả Trung Mỹ xuất phát thẳng từ Nam Mỹ.Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra danh sách 20 nước sản xuất chính, và là điểm trungchuyển ma túy bất hợp pháp, trong đó có Cộng hòa Dominica, Guatemala và Jamaica,những nước ở Trung Mỹ.

 Theo Trường Minh
          An ninh thế giới