Mặc dù Brazil đã ký kết Hiệpước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), nhưng các chuyên gia vẫn cảm thấy longại và nghi ngờ quốc gia Nam Mỹ này đang cố gắng chế tạo một quả bom hạt nhântrong bí mật. Liệu đây có là sự thật?
Trên thế giới hiện nay, ngoàiIran còn có một số quốc gia khác đang mong muốn gia nhập câu lạc bộ các cườngquốc hạt nhân, như là Kazakhstan, Bangladesh, Myanmar, Các tiểu Vương quốc Arậpthống nhất và Venezuela... Tuy nhiên, hiện chưa mấy ai quan tâm đến một tiềmnăng hạt nhân vô cùng quan trọng: đó là Brazil.
![]() |
Tàu ngầm nguyên tử Tikuna của Brazil được tiết lộ với thế giới năm 2005 |
Hiện nay, Brazil đang được thế giới đánh giá caovà vị tổng thống của nước này - Luiz Inácio Lulada Silva - đã trở thành một ngôi sao trên trườngquốc tế. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có lầndành lời tán dương cho người đồng cấp của mình.Thậm chí Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad còntỏ lòng tôn trọng Lula da Silva và công khai ủnghộ chương trình hạt nhân của Brazil.
Sự tự tin của Lula da Silva thểhiện rõ qua tài liệu tuyên bố phản ánh chiến lược quốc phòng của quân đội Brazilđược tiết lộ vào cuối năm 2008. Tuyên bố này cũng kêu gọi xây dựng những tàungầm sử dụng năng lượng hạt nhân cho Brazil. Nghe có vẻ như vô hại, song thật rangược lại. Bởi vì cụm từ "những tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân" có thể làvỏ bọc che đậy một chương trình vũ khí hạt nhân.
Brazil đã có 3 chương trình hạtnhân quân sự bí mật vào thời gian từ năm 1975 đến 1990, trong đó mỗi binh chủngcủa nước này đều theo đuổi con đường riêng của mình. Chương trình của Hải quânBrazil được coi là thành công nhất: sử dụng những máy ly tâm hiệu suất cao đểsản xuất uranium làm giàu ở mức độ cao từ uranium hexafluoride nhập khẩu, từ đócó thể vận hành những lò phản ứng nhỏ cho tàu ngầm.
Vào một thời điểm thích hợp nàođó, khả năng hạt nhân mới đạt được của Brazil sẽ được tiết lộ cho thế giới vớimột "vụ nổ hạt nhân hòa bình", dựa theo kiểu mẫu của Ấn Độ. Theo tuyên bố củacựu Chủ tịch Ủy ban Năng lượng hạt nhân quốc gia, năm 1990 quân đội Brazil đãchuẩn bị chế tạo một quả bom hạt nhân. Nhưng chương trình chẳng đi đến đâu cả.Trong suốt thời gian dân chủ hóa đất nước của Brazil, những chương trình hạtnhân bí mật của nước này đã bị hủy bỏ hẳn.
Theo Hiến pháp năm 1988 củaBrazil, mọi hoạt động hạt nhân phải giới hạn sử dụng trong mục đích hòa bình.Brazil đã thông qua Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân ở Mỹ Latinh và Caribbean năm1994, và đến năm 1998 là Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và Hiệpước Cấm toàn diện mọi cuộc thử nghiệm hạt nhân. Nhìn bề ngoài hình như sự khaokhát quả bom hạt nhân của Brazil đã chấm dứt.
Tuy nhiên, dưới thời Tổng thốngLula da Silva, sự khao khát này hiện đang nhen nhóm trở lại, và người Brazilngày càng tỏ ta ít do dự hơn với sự lựa chọn hạt nhân của họ. Chỉ vài tháng saukhi Lula da Silva nhậm chức tổng thống, năm 2003, Brazil chính thức khôi phụclại chương trình phát triển tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân. Ngay trongthời gian chiến dịch tranh cử, Lula da Silva đã chỉ trích NPT, gọi hiệp ước nàylà không công bằng và đã lỗi thời. Mặc dù không rút khỏi hiệp ước, nhưng Brazilcó những quy định hết sức chặt chẽ về điều kiện làm việc với đoàn thanh tra củaCơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Tình hình càng trở nên căng thẳnghơn vào tháng 4/2004, khi IAEA bị Brazil từ chối cho phép tiếp cận không giớihạn đối với cơ sở làm giàu uranium mới xây dựng ở Resende, gần Rio de Janeiro.Chính quyền Brazil cũng nói rõ là không có ý định ký kết nghị định bổ sung choNPT, trong đó yêu cầu mở cửa các cơ sở hạt nhân chưa được tuyên bố trước đó choIAEA thanh tra.
|
Tổng thống Lula da Silva đang mơ ước về một quả bom hạt nhân |
Vào giữa tháng 1/2009,trong cuộc họp của Nhóm cung cấp hạt nhân - một nhóm các quốc gia cungcấp chất liệu hạt nhân cùng làm việc để hướng tới sự không phổ biến vũkhí hạt nhân bằng vào việc kiểm soát xuất khẩu các chất liệu hạt nhân -chính sách giới hạn thanh tra hạt nhân của Brazil càng rõ rệt hơn đốivới những bên tham dự khi đại diện của Brazil cố hết sức chống lại nhữngyêu cầu buộc chương trình tàu ngầm hạt nhân của nước này phải được minhbạch.
Tại sao Brazil phải giữ bí mậthoàn toàn về những chương trình này? Có những gì phải che giấu trong sự pháttriển những lò phản ứng nhỏ cho tàu ngầm hạt nhân, các hệ thống mà vài quốc giađã từng xây dựng trong nhiều thập niên qua? Câu trả lời hết sức đơn giản: Brazilcó lẽ cũng đang phát triển thứ gì đó khác hơn trong những nhà máy mà nước nàytuyên bố là sản xuất chất liệu cho tàu ngầm hạt nhân: đó là vũ khí hạt nhân.Chính xác thì Brazil có thể chuẩn bị cho chương trình chế tạo vũ khí hạt nhânnhư thế nào? Câu trả lời là tương đối đơn giản. Điều kiện tiên quyết cho sự xâydựng hợp pháp những lò phản ứng nhỏ cho động cơ tàu ngầm là chất liệu hạt nhânđược kiểm soát bởi IAEA đã được phê chuẩn.
Nói khác đi, một khi uranium làmgiàu hợp pháp được vận chuyển vào nhà máy xây dựng tàu ngầm hạt nhân thì chấtliệu này có thể được sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác, trong đó gồm cả việcchế tạo vũ khí hạt nhân. Nếu điều đó thật sự xảy ra thì Mỹ Latinh trong tươnglai sẽ không còn là khu vực không vũ khí hạt nhân nữa - như thế có nghĩa là ảotưởng về một thế giới "phi hạt nhân" của tổng thống Barack Obama sẽ kết thúc
Theo An Di