Sự mát tay, chịu chơi khiến Trần Tiến Đại không chỉ được tôn làm “sếpsòng” trong nghiệp đoàn môi giới cầu thủ. Mà ngay cả những ngoại binhđược coi là ương bướng, bất trị… cũng thể hiện thái độ “gọi dạ bảo vâng”rất phải phép với “ông chủ” họ Trần trẻ tuổi này. Tuy nhiên, trongnghiệp “cò”, không ít lần ông chủ này lâm vào cảnh khốn đốn với… thuộchạ.
>>
Một nhà môi giới phải có mối quan hệ nhất định với giới HLV trong nướcvà khu vực. Thậm chí cả hai bên đều xem nhau là “đối tác chiến lược” quanhịp cầu cung ứng nguồn nhân lực - một sự “cộng sinh” cần thiết trongthời buổi các công đoạn làm ăn (không riêng gì ở thể thao) đã được “dịchvụ hóa” hay “khoán” rất chuyên nghiệp. HLV cần cầu thủ tốt để gia cố độihình, còn nhà môi giới nếu nhận nhiệm vụ đại diện cho cầu thủ mà chẳngquen biết người được giao việc tuyển trạch nào thì cũng… vô nghĩa.
Tuynhiên, sức ép thành tích từ phía ông bầu khiến không ít HLV hành nghề ởV.League cũng đành lòng “cuốn theo chiều gió”, thiếu kiên nhẫn với “hàngmới về”.
Ai cũng biết, các cầu thủ - kể cả siêu sao quốc tế - đều cầnmột khoảng thời gian để thích nghi, hòa nhập với đội bóng mới. Ấy thếnhưng, những ngoại binh do Trần Tiến Đại tiến cử nếu không sớm bùng nổthì khó mà vượt qua được những sức ép, kỳ vọng đang đè nặng, rồi sớm bịxem là “hàng hớ”, mỏi mòn trên băng ghế dự bị. Chính cách làm việc theokiểu “đổ tiền mua thành tích” khiến uy tín của các nhà môi giới bị ảnhhưởng đáng kể.
“Những người tôi tiến cử cho CLB đều đã được chính conmắt nghề của tôi kiểm duyệt. Không ai bỏ cả đống tiền ra để mua “hànggiả”, “hàng rởm” hay đánh đu với uy tín của mình. Vậy mà chỉ cần một vàitrận họ thi đấu không vừa mắt CLB là tôi đã cảm nhận được sức ép của búarìu dư luận dành cho mình - kiểu ‘ông Đại bán hàng rởm thu lời cao’,‘tiền chúng tôi đâu phải vỏ hến’…”.
![]() |
“Cò” Đại cũng từng nhiều phen khốn đốn với nghiệp môi giới cầu thủ (Ảnh: Đức Anh) |
Tuy nhiên, đó chỉ là những tai nạn nghề nghiệp mà chẳng ai làm nghềmôi giới có thể tránh được; nó cũng ít ảnh hưởng đến vật chất. Nghề môigiới, không phải cứ có “cung” là có “cầu”.
Đã nhiều lần Trần Tiến Đạichọn được “hàng tuyển” nhưng khi hoàn tất mọi thủ tục (hộ chiếu, giấychuyển nhượng quốc tế, khám sức khỏe…) để đưa cầu thủ về Việt Nam thìthị trường chuyển nhượng trong nước đã khép lại - đành phải bấm bụng chờ“phiên giao dịch mới” từ 3 - 4 tháng đến cả nửa năm nữa.
Khoảng thờigian chờ đợi này chính là cỗ máy ngốn tiền không dễ chịu chút nào. Cầuthủ đã đưa về thì mọi chi phí nhà môi giới phải gánh chịu: tiền ăn uống,tiền nghỉ khách sạn, tiền tiêu vặt hàng ngày… rồi tiền thuê sân tập, haycả quần áo thể thao, giày tập đều một tay Trần Tiến Đại chi trả.
Chưa hết, có không ít cầu thủ chất lượng rất khá nếu so với mặt bằngtrình độ V.League, nhưng khi đưa đi giới thiệu thì các CLB đều từ chốitiếp nhận. Cầu thủ không cần biết, họ vẫn phải sống và sinh hoạt như ai.Trần Tiến Đại phải bỏ ra một con số không nhỏ đền bù hợp đồng để thanhlý “hàng tồn kho”.
Hẳn NHM nước nhà chưa quên chuyện về cựu cầu thủ QK4 - FrancisClement - cách đây 2 mùa giải? Chẳng hiểu anh chàng người Cameroon nàycó tiền sử bệnh tật thế nào mà lại đột tử ngay trên sân khi đang tậpcùng thày trò HLV Vũ Quang Bảo. Hợp đồng sơ bộ đã ký nên ông Trần TiếnĐại chỉ còn cách bỏ tiền túi đền bù một khoản lớn cho gia đình “đệ tử”nơi xa tít mù tắp. Chuyến “buôn” ấy, “cò” Đại không… lỗ nặng mới làchuyện lạ.
Mùa giải năm ngoái, hơn một lần Trần Tiến Đại giữ cương vị “láitrưởng” V.NB - oanh liệt giành 3 điểm trên sân nhà sau chuỗi ngày bếtbát. Vậy mà trong suy nghĩ của ông, “Thắng thua một vài trận chẳng nóilên điều gì cả, trở thành một “thương hiệu” trong làng HLV mới thiên nanvạn nan. Làm một nhà môi giới có uy tín chẳng “sướng” hơn một HLV thườngthường bậc trung sao?”.
Quả là một suy nghĩ đáng chia sẻ của một ông “cò” biết mình biếtngười!
Theo Mạnh Hà
Baobongda.com.vn