Một chút không vừa lòng, một chút bực dọc vì bố mẹ, những đứa con bất hiếu sẵn sàng lên mạng xã hội để kể tội, chửi bới các đáng sinh thành một cách thậm tệ.
Nữ sinh lên mạng chửi bố tục tĩu
Vào tháng 3/2013, một bạn nữ đang học THPT đã lên Facebook để xả nỗi bực tức với người cha của mình bằng những lời tục tĩu chỉ vì bị bố chửi là …“chó”.
Đoạn chửi bố tục tĩu đã nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội: “Ông lại chửi tôi đấy à? Chửi ai chó thế? Ông là người lại đẻ ra chó à? Thôi cái giọng bẩn bựa ấy đê. Tôi khinh cho đấy. 18 rồi đấy, đ. phải bé đâu. Chả lẽ lại đánh nhau với người mình gọi là bố...”.
Chủ nhân của đoạn status nói trên là một bạn nữ 18 tuổi và đang là học sinh của một trường THPT ở Thái Bình.
Sau khi một bạn mang nickname Trâm Chunnie nhận xét là “bất hiếu”, bạn gái này đã “bật lại”: “Nếu như tử tế với nhau thì sao phải chửi. Em cũng là người ngoài, em chưa được chứng kiến, em đừng nói ra vẻ hiểu biết?...”.
Chưa hết, dường như muốn để mọi người "hiểu rõ nguyên nhân đăng status với phản ứng dữ dội như vậy" - teen girl này đã phân trần về hoàn cảnh gia đình của mình rằng bố luôn xúc phạm mẹ trước mặt con cái. Thường xuyên gọi con gái là “chó, ph...”
Sau khi status này đăng lên và được cộng đồng mạng chia sẻ, phản ứng, cô gái đã xóa status đi và đổi tên Facebook.
Sĩ tử chửi bố mẹ sau khi thi đại học
Ngày 7/7/2013, hai ngày sau khi đợt 1 của kì thi đại học năm nay kết thúc, một nick name có tên H.L, đăng tải một status có nội dung trách móc, chửi bới bố mẹ với lý do “thi không được” đã bị “ném đá” kịch liệt.
Cô gái này viết trên Facebook cá nhân: “***, tưởng được làm bố mẹ con này thì mà thích nói gì thì nói à? Nhìn lại chính ông bà đi, xem ông bà đã làm gì được cho tôi. Tôi không thi được là do tôi muốn như thế chắc mà cứ phải nó thế này thế nọ xong lôi tôi ra so sánh vơi những cái đứa khác. Ông bà bảo ghét tôi sao còn sinh tôi ra, giết chết *** luôn đi sao phải dọa. Nếu ông bà nói được như thế thì hãy làm luôn nhá. Tôi *** sợ đâu, chết thì chết còn hơn phải sống trong một gia đình *** coi mình ra gì, không bằng một con chó".
Theo
những gì nickname này viết, có thể hiểu rằng, L đi thi đại học nhưng có
thể do bài làm không tốt nên bị bố mẹ trách mắng và đem ra so sánh với
những người khác. Điều này khiến L cảm thấy ức chế và nghĩ rằng gia đình
“không coi mình ra gì”. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là L đã sử dụng
nhiều lời lẽ thô tục, chửi bới để nói về bố mẹ mình.
Dân mạng
truyền tay nhau ảnh chụp status trên Facebook được viết bằng điện thoại
của Hương L. Bình luận dưới bức ảnh này, nhiều dân mạng đã không tiếc
lời chửi mắng cô gái này. Phần lớn đều cho rằng L là đứa con “mất dạy,
“bất hiếu”.
Vào tháng 3/2012, cộng đồng mạng cũng xôn xao với ảnh chụp trang facebook nickname N.H.L. lan truyền nội dung chửi bố mẹ thậm tệ.

Cũng theo những gì nickname này viết, có vẻ như giữa bạn trẻ này và bố mẹ đã có nhiều xung đột trước đó "đi từ sáng đến tối, cuối tháng mang về có chưa đến 1 triệu còn nói tao chơi ít thôi"...
Phần lớn các góp ý bên dưới đều nhất loạt phản đối, tỏ thái độ "không thể chấp nhận" được sự băng hoại đạo đức của người được cho là đang tuổi thiếu niên này.
Xin tiền không được, lên Facebook chửi mẹ là "cave"
Status
của một thiếu nữ chửi mẹ của mình trên Facebook vì xin 2 triệu không
được từng làm cộng đồng mạng nổi sóng vào tháng 10 năm 2012.
"“*** chưa thấy ai bựa như con mẹ mình, đi nâng mũi sửa ngực sắm quần áo nhìn như con cave nửa mùa thế mà mình xin có 2 triệu mua quần áo mà nó không cho, *** mẹ xấu sẵn rồi thì có đắp vàng cũng *** đẹp, lại còn cong cớn lên đi cặp với mấy thằng trẻ ranh chỉ đáng tuổi mình về thuê nó ***:)) *** bị bố mình bỏ cũng đáng lắm *** con chó”, đây là những câu chửi được đăng tải nổi bật trên facebook của Nguyen N..
Khi nhận được comment từ phía bạn bè, Nguyen N. đã trả lời lại với giọng đầy thách thức. Trước sau N. vẫn không gọi người đã sinh ra mình bằng mẹ. Lý do mà N. dành cho mẹ của mình những lời lẽ như một kẻ giang hồ như vậy cũng chỉ vì lý do: “mình xin có 2 triệu mua quần áo mà nó không cho”.
Nick name Cậu Buồn Vì Em tỏ ra bức xúc “Làm gì mà ghê gớm thế?” thì nhận được câu trả lời của N.: “Không gớm đâu. Không gớm không nói lại được nó (mẹ của N. – PV)”.
Trước rất nhiều những cái lắc đầu, những lời khuyên chân thành của cư dân mạng dành cho N. thì họ lại nhận về những câu “cấm cửa” và tục tĩu của cô bé sinh năm 93 này.
Chửi bà thậm tệ trên Facebook
Status đăng trên Facebook của một cô gái có nickname Quỳnh A., ở khu vực gần Kim Mã, Hà Nội đã làm cộng đồng mạng nổi sóng vào tháng 6/2013. Trong status này, bạn gái đã có lời xúc phạm và miệt thị không thể tưởng tượng nổi dành cho bà ngoại của mình.
Lí do mà cô gái này xúc phạm bà ngoại của mình rất đơn giản: chỉ vì bà ngoại và cha mẹ bắt học và làm việc nhà như quét dọn, rửa bát, lau nhà...
Cô gái còn xưng “tao”, gọi bà ngoại và bố mẹ của mình là “chúng mày”, thậm chí còn gọi bà ngoại của mình là “con chó” cùng với những ngôn từ hết sức chợ búa và vô cùng bậy bạ.
Teen girl này viết: "Ừ tao như thế thì làm sao, chửi chửi cái … Nghỉ hè bắt người ta học thì làm sao mà học được! Cấm được bố mày à?! Chúng mày (ám chỉ bà ngoại và bố mẹ của bạn gái này) thì lúc nào… chả học với làm việc nhà. Xin lỗi vì tao … có khái niệm đấy nhé. Rửa bát à, nấu cơm à, quét nhà à.. chúng mày biết thừa tao… biết làm rồi mà!! Tiên sư, hãm vãi cả….”.
Đó vẫn chưa phải là những gì “đáng sợ” và “đáng sốc” nhất ở status này. Bởi tiếp theo, bạn gái này “phun châu nhả ngọc” những lời “kinh hoàng” về bà của mình: "Bà, bà, bà cái ... Xàm ... chịu được. Suốt ngày đi chim lợn xong giả vờ bênh bênh... Bố mày… cần đâu, giả tạo…. Sáng đã … tha rồi lại còn cả tối”.
Ngay sau khi status này được đăng lên, rất nhiều bạn bè của bạn nữ này đã phản đối kịch liệt. Nhận được quá nhiều bình luận gay gắt, cô gái đã phải xóa status của mình. Tuy nhiên nhiều bạn đã chụp lại và đi share nhiều diễn đàn mạng và gây ra một làn sóng phẫn nộ kịch liệt.
Hiện
tượng một số bạn trẻ lên mạng xã hội facebook dùng những lời lẽ thô tục
chửi chính bà ngoại và bố mẹ mình đã làm khuấy đảo, gây nên một làn
sóng phản đối, bức xúc cao độ. Có thể nói đây là một xu hướng sống lệch
lạc, đáng chua xót của một bộ phận giới trẻ vẫn còn nông nổi, thiếu suy
nghĩ.
Theo PLXH