Cạm bẫy chết người: 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ đâu mà có?

Cho tới tận bây giờ, nhiều chuyên gia, nhà khoa học vẫn không thể vào được lăng mộ Tần Thủy Hoàng là vì 100 tấn thủy ngân ở bên trong. Tuy nhiên, cạm bẫy chết người này từ đâu mà có?

Cho tới tận bây giờ, nhiều chuyên gia, nhà khoa học vẫn không thể vào được lăng mộ Tần Thủy Hoàng là vì 100 tấn thủy ngân ở bên trong. Tuy nhiên, cạm bẫy chết người này từ đâu mà có?

Cạm bẫy chết người: 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ đâu mà có?-1Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa: Amazingthingsintheworld

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời cũng là một trong những nhân vật quyền lực mà hơn 2.000 năm qua các sử gia, nhà nghiên cứu và nhiều nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã hết.

Tất cả chỉ biết tới về vị hoàng đế tham vọng có công thống nhất giang sơn qua những bức tượng chiến binh đất nung, các tàn tích vũ khí,... cùng những ghi chép ly kỳ trong một số tài liệu sử học.

Kể từ năm 1974, khi những bức tượng chiến binh đất nung lần đầu được phát hiện, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã không ngừng nỗ lực và tìm kiếm giải pháp để có thể xâm nhập vào lăng mộ bí ẩn của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Nhưng họ đều không dám mạo hiểm vì lo ngại phá vỡ cấu trúc ngầm trong lăng mộ, đặc biệt là ngọn đồi nơi đặt hài cốt của Tần Thủy Hoàng, phần còn lại chính là những cái bẫy chết người được bố trí bên trong.

Nỗ lực khám phá lăng mộ hơn 2.000 năm và nỗi ám ảnh về "cạm bẫy" chết người

Một trong số đó chính là thủy ngân, chất kịch độc có thể nguy hại khôn lường với sức khỏe con người dù chỉ với liều lượng nhỏ. Theo mô tả của sử gia Tư Mã Thiên trong cuốn "Sử ký" nổi tiếng, khoảng 700.000 người đã được huy động để xây dựng công trình lăng mộ quy mô vô cùng lớn của Tần Thủy Hoàng.

Cạm bẫy chết người: 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ đâu mà có?-2Hình vẽ mô tả địa cung trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Ngoài ra, vị sử gia nổi tiếng của nhà Hán còn từng mô tả về những cái bẫy ngầm chết người trong lăng mộ của Tần Vương như chỉ huy ngầm, cung nỏ,... và đặc biệt là mô hình những con sông sống động như trên mặt đất nhờ thủy ngân.

Ban đầu, không ít người tỏ ra nghi ngờ về mô tả này của Tư Mã Thiên nhưng trong quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ và nhiều chuyên gia khoa học đã phát hiện ra hàm lượng thủy ngân cao bất thường ở trong những mẫu đất thuộc lăng mộ hơn 2.000 năm này.

Theo Yinglan Zhang, nhà khảo cổ học ở Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây tại Tây An (Trung Quốc), ước tính căn phòng chôn cất hoàng đế Tần Thủy Hoàng có thể chứa tối đa khoảng 100 tấn thủy ngân.
Cạm bẫy chết người: 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ đâu mà có? - Ảnh 2.

Không chỉ là một nơi an táng thông thường, "Sử ký" của Tư Mã Thiên từng nhắc tới cả một đế chế ngầm được Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng ở bên trong.

Tuy nhiên, không ít người thắc mắc rằng đâu là nguồn cung trữ lượng khổng lồ về thủy ngân tới như vậy cho Tần Thủy Hoàng?

Trên thực tế, vào thời Trung Quốc cổ đại, nguồn khai thác thứ kim loại lỏng có độc tính chết người này chủ yếu tới từ những khoáng vật cinnabar (HgS) và thường được gọi là chu sa.

Theo một số nhà nghiên cứu, nhân vật bí ẩn cung cấp tới 100 tấn thủy ngân cho lăng mộ của hoàng đế đầu tiên của nhà Tần có thể chính là Ba Thanh, người được coi là nữ thương nhân giàu có nhất bậc nhất lúc bấy giờ. Bà là người phụ nữ được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng rất nể trọng.

Cung cấp thủy ngân trong địa lăng, người phụ nữ được Tần Thủy Hoàng nể trọng là ai?

Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên cùng nhiều ghi chép khác trong lịch sử, Ba Thanh hồi còn trẻ đã được gả cho một gia đình giàu có ở đất Ba Thục (ngày nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc), nhưng không may chồng bà sớm qua đời. Chính vì vậy, Ba Thanh được thừa hưởng gia sản lớn và bà trở thành người gánh vác, bảo vệ sản nghiệp mà gia đình nhà chồng để lại.

Cạm bẫy chết người: 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ đâu mà có?-3Nữ thương nhân giàu có Ba Thanh được cho là một trong những người cung cấp chính trữ lượng thủy ngân lên tới 100 tấn ở trong lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Sina

Sau sự ra đi của chồng, Ba Thanh đã thủ tiết thờ chồng và nỗ lực hết mình để quán xuyến, và đảm đương trọng trách duy trì công việc kinh doanh, đặc biệt là sản nghiệp mỏ khoáng sản Chu sa của gia tộc.

Theo nhiều ghi chép lịch sử, chu sa không những được dùng để luyện thủy ngân mà còn được dùng để luyện đan dược trừ tà cũng như là một thành phần trong đơn thuốc điều trị an thần. Đây là một vật liệu "đắt đỏ" trong triều đại nhà Tần, đặc biệt là khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng ráo riết tìm kiếm phương thuốc trường sinh sau khi thống nhất thiên hạ.

Trong khi đó, Ba Thanh lúc bấy giờ là người phụ nữ duy nhất kế thừa mỏ khoáng sản chu sa khổng lồ của gia tộc nên việc thừa hưởng gia sản và làm ăn phát đạt của nữ nhân này có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế của nướcTần khi đó.

Sau khi danh tiếng cùng tài năng của Ba Thanh truyền tới hoàng cung, Tần Thủy Hoàng đã phong cho bà danh hiệu "Trinh Phụ" và thậm chí còn dựng bia để tưởng nhớ sau khi bà qua đời. Đây thực sự là một trong những "ân sủng"và niềm vinh dự mà hiếm có nữ nhân thời cổ đại nào có được.

Vậy, lý do tại sao một người quả phụ trong thời đại mà Tần Thủy Hoàng trị vì lại được tôn kính đến thế?

Câu trả lời chính là nhờ sự tương trợ của Ba Thanh đối với Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Trên thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng người có thể cung cấp tới 100 tấn thủy ngân trong địa lăng của Tần Thủy Hoàng chỉ có thể là Ba Thanh, bà chủ của mỏ khoáng sản Chu Sa lớn nhất nước Tần cách đây hơn 2.000 năm.

Cạm bẫy chết người: 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ đâu mà có?-4Cạm bẫy đáng sợ nhất trong địa lăng của Tần Thủy Hoàng được cho là thủy ngân.

Các hoat động công nghiệp vào thời kỳ đó vẫn còn cực kỳ lạc hậu và việc cung cấp 100 tấn thủy ngân là "nhiệm vụ khả thi" mà chỉ một trong số ít người trên thế giới làm được. Không những trợ giúp cho "giấc mộng trường sinh" của Tần Thủy Hoàng, Ba Thanh còn hào phóng quyên góp tiền bạc cho vị hoàng đế khi xây dựng, trùng tu Vạn Lý Trường Thành, công trình kỳ vĩ có vai trò quân sự trọng yếu, nhằm ngăn chặn quân xâm lược.

Do đó, Ba Thanh, một thương gia giàu có bậc nhất, đã trở thành một trong những người đáng tin cậy nhất của Tần Thủy Hoàng. Bà đã sử dụng sự giàu có và danh tiếng của mình để đóng góp cho nước Tần. Tài năng, nhân phẩm cùng sự giàu có của bà đã nổi tiếng khắp triều đại do hoàng đế Tần Thủy Hoàng sáng lập.

Vào thời Trung Quốc cổ đại, mặc dù không chủ đích sử dụng thủy ngân để chống trộm, nhưng trữ lượng "chất kịch độc" khổng lồ cùng hàng loạt những cái bẫy ngầm ẩn mình bên trong mà nhiều người ngờ vực là vẫn còn hoạt động, đã vô tình trở thành bức tường thành bảo vệ vững chãi mà cho tới ngày nay, các chuyên gia và nhà nghiên cứu vẫn không dám liều lĩnh mạo phạm.

Sau hơn 2.000 năm trôi qua, lăng mộ khổng lồ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho tới nay vẫn còn là một ẩn số lớn đối với hậu thế.

Theo Helino


lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.