- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu chuyện đằng sau vụ trộm làm nên tên tuổi bức họa Mona Lisa
Hơn 100 năm trước, kiệt tác Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci biến mất khỏi Bảo tàng Louvre. Vụ trộm đã gây chấn động toàn thế giới thời điểm đó.
Hơn 100 năm trước, kiệt tác Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci biến mất khỏi Bảo tàng Louvre. Vụ trộm đã gây chấn động toàn thế giới thời điểm đó.
Thế giới từng ghi nhận rất nhiều vụ cướp táo tợn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Một số nhanh chóng bị lãng quên, nhưng có những vụ án người ta vẫn ghi nhớ và kể lại nhiều thập kỷ sau đó. Loạt bài “Những phi vụ cướp trấn động thế giới” sẽ hé lộ chi tiết ly kỳ sau mỗi lần gây án của những tên cướp ranh ma.
Đó là một buổi sáng thứ 2 yên ả ngày 21/8/1911. Ba người đàn ông vội vã lao ra khỏi Bảo tàng Louvre ở Paris. Họ là Vincenzo Perugia cùng anh em nhà Lancelotti, Vincenzo và Michele, đã đột nhập vào bảo tàng từ chiều hôm trước, qua đêm tại 1 nhà kho gần Salon Carré, nơi trưng bày bức họa Mona Lisa và nhiều kiệt tác thời Phục hưng khác. Trước đó, Perugia từng làm việc tại đây với nhiệm vụ bao bọc 1.600 kiệt tác bằng kính để bảo vệ chúng không bị phá hoại. Cho nên, mọi đường đi nước bước hắn đều nắm rõ.
Sáng hôm đó, xuất hiện với chiếc tạp dề trắng của nhân viên bảo tàng, những tên trộm lẻn vào Salon Carré, tháo một bức tranh khỏi tường. Nhanh chóng, Perugia tháo rời kính và khung, giấu bức tranh dưới lớp áo choàng của mình.
Chúng chạy ra khỏi thư viện, đi xuống cầu thang dẫn tới một cổng phụ của bảo tàng và nhanh chóng lẫn vào dòng người đi đường.
Bức tranh Mona Lisa đã bị lấy cắp như thế.
Bức họa Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci
Phải 26 giờ sau người ta mới nhận thấy sự biến mất của bức tranh. Đó là điều dễ hiểu khi lực lượng an ninh ở đây khá mỏng và chưa có nhiều thiết bị bảo vệ hiện đại như bây giờ. Tại thời điểm đó, Louvre là tòa nhà lớn nhất thế giới, với hơn 1.000 phòng được xây dựng trên khu đất 45 mẫu Anh trong khi bảo vệ chưa đến 150 người.
Trong vài ngày ngắn ngủi, tin tức về vụ trộm ngay lập tức lan truyền khắp nước Pháp và được cả thế giới biết đến, xuất hiện trên trang nhất hàng loạt tờ báo. Rất nhiều người dân tập trung tại trụ sở cảnh sát, hàng ngàn khách tham quan chen chúc nhau vào bảo tàng chỉ để nhìn bức tường trống.
Sau khi lấy cắp, trong gần 2 năm rưỡi, Peruggia giấu bức tranh trong căn phòng của mình tại Boardinghouse, cách bảo tàng Louvre 2 dặm.
Tháng 12/1913, sau 28 tháng, Perugia lên tàu đến Florence. Tại đây, hắn liên lạc với một nhà sưu tập tranh nổi tiếng là Alfredo Geri. Perugia giải thích với Geri rằng hắn ăn cắp Mona Lisa vì muốn bức tranh trở về với quê hương thật sự.
Bất ngờ khi nhìn thấy bức họa Mona Lisa, Geri đã thuyết phục Perugia để bức tranh lại xưởng của mình. Không một chút nghi ngờ, Perugia làm theo yêu cầu. Sau đó, Geri báo cảnh sát và Perugia lập tức bị bắt.
Ngay sau khi bức tranh bị đánh cắp vào năm 1911, nhiều giả thiết đã được đưa ra tranh luận. Có ý kiến cho rằng thực ra đây là cách mà chính phủ Pháp cố gắng đánh lạc hướng dư luận không chú ý vào cuộc nổi dậy ở thuộc địa Tây Phi. Một vài tháng trước khi bức tranh đã được tìm thấy, tờ New York Times lại cho rằng Bảo tàng Louvre đã thất bại trong việc phục chế bức tranh Mona Lisa, và để giải thích việc này, họ đã bịa ra câu chuyện về một trộm lạ lùng.
Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Perugia bị bắt, nhờ vụ cướp nổi tiếng này mà bức họa Mona Lisa được cả thế giới biết đến. Trong hai ngày đầu tiên sau khi được trở về căn phòng Salon Carré, hơn 100.000 người đã tới để chiêm ngưỡng kiệt tác bị đánh cắp. Ngày nay, Bảo tàng mỗi năm đón tới 8 triệu du khách chủ yếu tới thăm kiệt tác của danh họa Leonardo da Vinci
Theo Dân Việt
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người