Mẹ “hổ” rèn con trong nước mắt và câu chuyện kỳ vọng ở tương lai

Bé trai vẫn phải ê a luyện thanh mặc dù nước mắt đã giàn giụa chỉ là một trong hàng triệu triệu trẻ em khác đang hàng ngày bị áp lực ở Trung Quốc mà thôi.

Bé trai vẫn phải ê a luyện thanh mặc dù nước mắt đã giàn giụa chỉ là một trong hàng triệu triệu trẻ em khác đang hàng ngày bị áp lực ở Trung Quốc mà thôi.

Ở Trung Quốc, câu chuyện về những ông bố bà mẹ kỳ vọng về con quá nhiều và bắt con ngày đêm tập luyện, học hành không phải là hiếm. Không dừng lại ở đó, chính xã hội nước này cũng đặt ra những yêu cầu khắt khe tới mức người ta không thể không theo.

Chúng ta đã từng bắt gặp những em bé chỉ mới vài tuổi những đã có thể cuộn tròn cơ thể một cách mềm dẻo, hay những cậu trai chưa tròn 10 cái xuân xanh đã treo mình lơ lửng trên không trung một cách xuất sắc.Vâng, bố mẹ chúng hẳn sẽ tự hào khi khoe thành tích của con như vậy lắm và họ cũng biết, phía sau thành công ấy là những giọt nước mắt khóc vì đau đớn.

Trở lại với đoạn clip học nhạc đang được nói đến, cậu bé trong đây đang được mẹ rèn giũa để học môn thanh nhạc và đàn piano. Không hiểu là cậu bé có từng thích và đề nghị được học hay không mà những nốt nhạc được bé thốt ra đều giàn giụa trong nước mắt. “Đồ rê mi pha son la si...” điệp khúc ấy cứ lặp lại với nốt si bị hỏng. Mặc dù đã rất cố gắng và phát khóc lên vì không thể hạ giọng xuống ở nốt cuối cùng nhưng người mẹ vẫn cứ nghiêm khắc bắt con phải làm cho đúng.


Ảnh từ đoạn clip đang gây xôn xao cộng đồng mạng Trung Quốc vì độ khắc nghiệt trong phương pháp dạy con của một gia đình trẻ.

Điều đó cũng tốt thôi bởi chắc hẳn mẹ nào cũng muốn con mình thật giỏi và biết nhiều thứ để không thua kém bạn bè. Đặc biệt với người Trung Quốc, họ lại có truyền thống học hành và coi trọng học thức. Điều có còn trở nên đặc biệt hơn khi chính sách một con từng đè nặng tất cả kỳ vọng của các bậc phụ huynh lên vai những thiên thần nhỏ bé.

Tuy nhiên, không biết họ đã một lần nào đó suy nghĩ rằng liệu con cái họ ngoài việc học ở trường có thích bộ môn năng khiếu nào khác thứ được bố mẹ lựa chọn hay không? Hay là họ cứ muốn con phải toàn diện theo đúng chuẩn mà chỉ những ông bố bà mẹ mới có thể làm được? Điều đó quả thực rất cần câu trả lời.

Trong đoạn video được đưa lên mạng xã hội này, lúc con đang ê a học nhạc, ông bố chạy ở đâu vào cũng không can thiệp gì vào vấn đề con đang khóc lóc thảm thương như vậy mà tiếp tục động viên con học. Điều đó chứng tỏ cả bố và mẹ đều mong mỏi con tài năng đến như thế nào.

trung quốc
Bé trai với khuôn mặt nhăn nhó vì không muốn học nhạc nhưng vẫn bị mẹ bắt ngồi luyện thanh.

Tờ Shanghaiist đã ưu ái dành cho người mẹ ở đây biệt danh "Tiger mom" (mẹ hổ) khiến người viết nhớ đến bộ phim “Mẹ hổ bố mèo” từng làm khuynh đảo cả Trung Quốc với chủ đề dạy con. Trong phim, cô bé Xuyến Xuyến bị ban đầu là mẹ, sau đó là bố rồi đến tất cả ông bà họ hàng bắt học như điên như dại tất cả các môn từ piano, hàm số, văn thơ, nhảy múa đến cả bơi lội.

Chỉ vì những lời khen con cháu mình đa tài nghệ mà cô bé Xuyến Xuyến thường xuyên phải khóc lóc nức nở. Bộ phim làm về đề tài nuôi con thành tài này đã làm thức tỉnh một bộ phận nào đó giới trí thức Trung Quốc trong thời gian vừa qua.

trung quốc
Đã rất nhiều lần, truyền thông thế giới phải chứng kiến cảnh những em bé mướt mát mồ hôi tập luyện với gương mặt căng thẳng như thế này ở Trung Quốc.

trung quốc
Những nhiệm vụ được cho là nếu không làm từ bé thì tương lai rất khó để hoàn thiện.

trung quốc
Chính vì lẽ đó mà rất nhiều bậc phụ huynh đã không ngại gửi con vào những trung tâm rèn luyện để lấy nước mắt của các em.

trung quốc
Có thể họ kỳ vọng trong tương lai, con em mình sẽ làm được những điều lớn lao. Tuy vậy ở thời điểm hiện tại thì nước mắt đã rơi và các em đã bị nỗi đau thể chất đè nặng.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.