- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phong tục cưới xin kỳ lạ: Cô dâu phải khóc lóc thảm thiết suốt một tháng mới được lấy chồng
Phong tục cưới xin kỳ lạ này bắt nguồn từ Trung Quốc và vẫn còn cho đến ngày nay, các cô dâu phải khóc lóc thảm thiết suốt một tháng trước khi về nhà chồng.
Phong tục bắt cô dâu phải khóc lóc thảm thiết trước khi về nhà chồng bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy hiện nay không còn phổ biến nữa, nhưng phong tục này vẫn còn tồn tại trong cộng đồng người Tujia (người Thổ Gia).
Tuy không có thông tin chắc chắn, nhưng theo nhiều người dân địa phương cho biết, phong tục này đã có từ rất lâu. Người Thổ Gia cũng như rất nhiều người dân ở các nước phương Đông khác, họ rất coi trọng lễ nghĩa, đặc biệt là trong ngày hỷ sự.
Cô dâu phải khóc lóc thảm thiết trước ngày cưới.
Theo đó, trước ngày cưới khoảng nửa tháng hoặc một tháng, mỗi cô dâu phải luôn tỏ ra đau buồn và khóc lóc thảm thiết. Thậm chí cả mẹ và người thân của cô dâu cũng tham gia vào tập tục này.
Cụ thể, cứ mỗi đêm, cô dâu sẽ ra hành lang nhà và khóc trong khoảng một giờ. 10 ngày đầu, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con gái. 10 ngày sau, cả bà ngoại và những người phụ nữ khác trong gia đình cô dâu cũng hóc cùng. Còn 10 ngày cuối, tất cả những người phụ nữ trong họ hàng nhà cô dâu sẽ than khóc ngập trời.
Tuy được cho là một trong những tập tục cưới xin kỳ lạ và quái dị nhất thế giới, nhưng người dân nơi đây lại cho rằng, đây là hành động thể hiện nỗi buồn to lớn của cô dâu khi sắp phải xa gia đình, xa quê để về nhà chồng. Nó bày tỏ lòng biết ơn, sự trân trọng và tình yêu mà cô dâu dành cho ông bà, cha mẹ. Chính vì vậy, nếu cô dâu không làm được sẽ bị cho là bất hiếu và kém cỏi.
Không chỉ có cô dâu phải than khóc, những người phụ nữ khác trong gia đình cũng phải tham gia vào phong tục này.
Ngoài ra, việc các thành viên trong gia đình và họ hàng cùng khóc than với cô dâu được cho là một cách để chúc phúc cho cô dâu khi sắp bước vào cuộc sống mới.
Các cô gái bắt đầu khóc trong đám cưới từ năm 12 tuổi và thậm chí phải tập luyện để tránh những "biểu hiện kém" trong đám cưới của mình hoặc người khác. Họ còn mời cả những người than khóc giỏi về dạy cho nhau như một bài học kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
Người dân nơi đây cho rằng, việc khóc lóc trong đám cưới không phải là "đau đớn và buồn khổ" mà chỉ đơn giản có nghĩa là "niềm vui và hy vọng".
Theo Khám phá
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người