Sự thật về 'gạo nhựa' nghi từ Trung Quốc

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Quốc gia Nigeria (NAFDAC) cho biết hơn 100 túi gạo tịch thu cuối 12/2016 "không phải là gạo nhựa".

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Quốc gia Nigeria (NAFDAC) cho biết hơn 100 túi gạo tịch thu cuối 12/2016 "không phải là gạo nhựa".

Tuy nhiên, chúng có chứa các vi sinh vật trên mức cho phép, không phù hợp làm thực phẩm cho con người, Nigeria Today đưa tin.

Sự thật về 'gạo nhựa' nghi từ Trung Quốc
Loại gạo bị các nhà chức trách Nigeria thu giữ không phải gạo nhựa nhưng rất độc hại. (Ảnh: Shanghaiist)

Giới chức Nigeria cũng cảnh báo "một vài tấn gạo nguy hiểm và hết hạn" - đang được cất giữ tại nhà kho ở các quốc gia láng giếng - có nguy cơ được tuồn vào Nigeria, đồng thời thông báo rằng hải quan nước này sẽ nâng cao cảnh giác trước bất kỳ loại ngũ cốc nhập khẩu nào.

Quốc gia Tây Phi này đã cấm nhập khẩu gạo nhằm khuyến khích sản phẩm nội địa, khiến giá gạo trong nước đã tăng chóng mặt trước Giáng sinh và Năm mới. Các nhà chức trách không nói rõ xuất xứ của 102 túi gạo độc hại. Khi chúng bị thu giữ tại Lagos, một quan chức hải quan nghi ngờ rằng chúng được buôn lậu từ Trung Quốc.

“Trước đây, tôi nghĩ gạo nhựa chỉ là tin đồn thổi, nhưng từ lần bắt giữ này, tôi hoàn toàn tin rằng loại gạo này có thật”, tờ Niegrian Observer trích lời vị quan chức hải quan cho hay. “Chúng tôi đã phân tích ban đầu về loại gạo nhựa này. Sau khi nấu lên, chúng rất dính và chỉ có trời mới biết chuyện gì xảy ra nếu mọi người ăn phải nó”, vị quan chức nói thêm.

Phóng viên Martin Patience của BBC cũng quan sát loại gạo này và nói rằng nó có "mùi hóa chất thoang thoảng".

Năm ngoái, nhiều thông tin cho biết loại gạo nhựa xuất hiện ở thị trường Trung Quốc, và nhiều nước châu Á khác như Ấn Độ, Indonesia... Loại gạo này trông y như thật, thực tế được làm từ hỗn hợp gồm có khoai tây, khoai lang và nhựa nhân tạo. Các chuyên gia y tế cảnh báo, gạo giả có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ thống tiêu hóa nếu lỡ ăn phải.

Tuy nhiên, sau khi có thông tin về gạo nhựa, một trang web chuyên bác bỏ tin đồn là Snopes đặt nghi vấn về loại gạo này. Trang này cho rằng, hiện chưa có bằng chứng gì về loại gạo nhựa đang gây hoang mang cho nhiều nước tiêu thụ gạo trên thế giới.

Theo Sầm Hoa
VietNamNet


gạo giả


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.