- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vùng đất chẳng thuộc về ai, du khách tới "lập quốc xưng vương", phong cho con gái làm công chúa, bố làm tổng thống
Nghe thì tưởng là câu chuyện hoang đường nhưng nó hoàn toàn có thật. Đã có tới 3 du khách tới từ những quốc gia khác nhau đến Bir Tawil...
Người ta vẫn luôn cho rằng, mọi vùng đất trên hành tinh này đều có chủ quyền, đều thuộc địa phận của một quốc gia nào đấy. Tuy nhiên, câu chuyện không phải lúc nào cũng như vậy. Có một vùng đất "Terra Nullius" - "vùng đất không của ai cả", nằm giữa biên giới Ai Cập và Sudan mang tên Bir Tawil. Điều thú vị là tuy nằm giữa 2 quốc gia, vùng đất này lại không thuộc về quốc gia nào cả.
Vậy tại sao lại có một vùng đất không ai thừa nhận như vậy?
Nếu nhìn trên bản đồ, Bir Tawil nằm gần một vùng đất khác tên Hala’ib. Trong khi diện tích của Hala’ib rộng gấp 10 lần Bir Tawil lại còn trù phú, giàu có, thuận tiện giao thông thì Bir Tawil lại không có gì cả. Cả vùng đất rộng 2.060 km2 khô cằn không có bất kỳ ưu thế gì về tài nguyên.
Vào năm 1899, khi chính phủ Anh còn đô hộ vùng đất này, thỏa thuận "Anglo Egyptian Condominium Agreement" xác định biên giới Ai Cập và Sudan ở vĩ tuyến 22. Thời kỳ này, vùng Bir Tawil sẽ thuộc về Sudan trong khi Ai Cập kiểm soát Hala’ib.
Tuy nhiên, Bir Tawil lại từng là vùng đất linh thiêng của bộ tộc Ababda của Ai Cập, trong khi những dân tộc sống ở Hala’ib lại có văn hóa tôn giáo gần giống bộ tộc Khartoum của Sudan. Bởi vậy để tiện quản lý, chính phủ Anh đã vẽ lại biên giới vào năm 1902, qua đó đưa Bir Tawil về cho Ai Cập còn Hala’ib về cho Sudan.
Đến năm 1956, khi Sudan giành độc lập, chính phủ nước này muốn tuân theo bản đồ biên giới năm 1902 trong khi Ai Cập lại muốn tuân theo bản đồ năm 1899. Chính vì thế, không quốc gia nào muốn kiểm soát Bir Tawil mà chỉ muốn giành lấy Hala'ib.
Ranh giới năm 1899 và 1902 giữa Ai Cập và Sudan.
3 "ông chủ" của vùng đất Bir Tawil
Chính vì sự "vô chủ" của vùng đất này, rất đông du khách tới đây vì muốn nhận mảnh đất làm lãnh thổ cho mình. Điều này đã tạo nên vô số những câu chuyện dở khóc dở cười trên vùng lãnh thổ này.
Vào năm 2011, một du khách tên Jack Shenker đến khu vực này cắm cờ do chính anh ta thiết kế để tuyên bố chủ quyền. 3 năm sau, vào năm 2014, du khách Mỹ Jeremiah Heaton cũng đến đây cắm cờ tuyên bố chủ quyền, tạo nên "Vương quốc Bắc Sudan" và phong cho con gái anh ta là công chúa.
Ông Jeremiah Heaton tuyên bố chủ quyền tại Bir Tawil
Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng ở đó, cách đây một vài tháng, một người đàn ông Ấn Độ tên Suyash Dixit cho biết ông đã đến vùng Bir Tawil từ phía Ai Cập, sau khi lái xe 6 tiếng đồng hồ qua những vùng chiến sự căng thẳng. Khi đến đây, ông nói rằng mình đã trồng hoa hướng dương trên sa mạc và gọi vùng đất này là "Vương quốc của Dixit". Chưa hết, người đàn ông tự phong cho mình là vua và Thủ tướng còn cha ông là Tổng thống.
Dòng chia sẻ của Suyash Dixit trên Facebook:
"Tôi, Suyash Dixit, tuyên bố rằng tôi chính là vua của "Vương quốc Dixit". Tôi phong cho mình là Vua Suyash Dixit. Kể từ hôm nay, vùng đất không chủ quyền Bir Tawil này sẽ là của tôi. Tôi sẽ tiếp tục làm việc vì sự phát triển phồn thịnh của đất nước và quê hương này..."
Ngay ngày hôm, Zhikharev - một chuyên gia phát thanh người Nga đã viết một lá thư tới trang web của Nga và nói rằng, cả Heaton lẫn Dixit đều nói dối về việc tới Bir Tawil. Trong lá thư của mình, Zhikharev nói rằng Dixit, đã chụp ảnh ở đâu đó tại Ai Cập chứ không phải ở Bir Tawil. Zhikharev nói rằng mình đã tới Bir Tawil vào tháng 12/2014, ngay sau khi Heaton nói rằng mình đã tới đây. Zhikharev gọi vùng đất này là "Vương Quốc Mediae Terrae" hay "Vương quốc trung tâm trái đất". Tất nhiên, Zhikharev cũng tự phong cho mình làm vua. Ông Zhikharev cho biết mình đã được quân đội Ai Cập thừa nhận và thậm chí cho xem hộ chiếu vương quốc do ông tự thiết kế.
Dẫu vậy, chưa có bất kỳ văn bản hay xác minh chính thức nào của cả Ai Cập hay Sudan về những vụ việc trên. Những vị khách du lịch trên cũng không có dọn đến đây ở để thực sự sống trên vương quốc của mình.-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người