Đàn ông vốn lười, đùn hếtviệc nhà cho vợ. Các bà vợ “ôm” việc nhà nhiều quá, thường mệt và cáu nênbóng gió xa xôi kể công mình, kể tội chồng. Mâu thuẫn vợ chồng cũng có thểphát sinh từ chuyện linh tinh trong bếp.
Ông xã tôi ngày mới quenhay kể một câu chuyện: “Có một cặp vợ chồng, tổ chức đám cưới kimcương, bạn bè hỏi bí quyết hạnh phúc, ông chồng bảo: Vì mọi việc trongnhà chúng tôi đều phân công, tôi làm việc lớn, còn bà xã lo việc nhỏ.Kết quả, gia đình tôi chẳng có việc gì to tát cả, toàn chuyện vặt”.
Kể xong, anh ấy cười ha ha, ra vẻ khoái chí, tôithì cười tủm tỉm. Biết “ý đồ” rồi nhé, cưới nhau đi, rồi gia đình mình sẽtoàn chuyện to đề anh lo.
Bà Trần Thị Mỵ, nhân viên của một siêu thị, chiasẻ tiếp: “Đàn ông vốn thích làm chuyện đại sự, họ không thích mó tay vàochuyện vặt. Họ đâu có lười biếng. Trước khi lấy chồng, tôi phải đầu tư thờigian, chất xám để nghiên cứu kỹ các loại việc nhà, và chọn ra chuyện lớn đểhọ ra tay.
|
Ảnh minh họa |
Chẳng hạn, lúc vợ chồng còn son trẻ, tôi bảo: “Anh đi chợ, đi siêu thị vừa tiết kiệm được thời gian, được tiền… bởi điểmmạnh của anh là tập trung, nhanh nhẹn. Còn em cứ vào siêu thị là bị bị cuốnvào hàng hóa, cứ mua linh tinh.…dở tệ”.
Thế là ông xã tôi gật đầu: “Ừ, chuyện này đểanh, vèo một cái là xong ngay, phụ nữ nhẹ dạ còn dễ bị khuyến mãi dụ dỗ, đànông thì đừng hòng…”.
Cho đến bây giờ, ông xã đã trở thành “chuyên giamua sắm”, đặc biệt là bằng tiền của ảnh. Tôi cần gì chỉ cần đưa danh sách,với lý do thuyết phục. Từ lúc có con, tôi nhận phần cho con bú, sữa mẹ nênkhông giao cho ảnh được. Ảnh luôn nhận phần quan trọng hơn là giặt tã chocon. Tôi phân tích: “Chỉ có mạnh tay mới sạch anh ạ. Em yếu quá, vắt cònkhông khô hết nước, làm sao tã kịp khô, mua thêm thì không đủ tiền… Vậy làông xã tôi sốt sắng, phô trương cơ bắp (có đi tập thể hình một thời gianngắn), chiều nào đi làm về cũng xông vào toilet giặt tã, đồ của con, của cảvợ. Sau này, mua được cái máy giặt, chồng vẫn giặt tay, như kẻ bị “nghiện”giặt đồ. Lý do của chàng: “Áo sơ mi giặt tay mới sạch, khỏi hư…”.
Đấy! Đàn ông đâu có lười, họ còn ham việc nhà làđằng khác. Vấn đề là các bà vợ làm sao cho họ… ham.
Bà Lê Ngọc Ban, một giáo viên trường dạy nghềđúc kết: “Sai lầm của các bà là không biết nhờ chồng, chỉ toàn sai bảo”.Nhờ là sao? Công thức của bà: Giao việc cho chồng phải hết sức cụ thể, chitiết, rõ ràng. Ví dụ như mua xà bông, thì xà bông hiệu gì, giá baonhiêu…Tiếp theo, lời nói phải hết sức ngọt ngào, thái độ dịu dàng (như lànhờ người ngoài). Bước cuối cùng là phải khen chồng sau khi hoàn thành nhiệmvụ. Bà cho biết: “Đàn ông như đứa trẻ lâu năm, thích được khen thưởng, mìnhlại chẳng tốn gì cả, tiếc gì lời nói, nếu không quen thì tập dần cũng quen”.
Nhờ thực hiện các bước một cách thường xuyên,nên bà có một ông chồng thuộc loại siêu. Nấu ăn thành nhu cầu của ông, bữaăn lúc nào cũng tươm tất. Cũng nhờ thế, mà ông hiếm khi đi nhậu với bạn bè.Ăn nhà cho an toàn, có bia bọt cũng ở nhà. Bà vợ cũng biết điều: “Để em rửachén cho”. Vậy là vợ chồng êm ấm.
Để không thua kém vợ, chồng bà cũng thi đua lậpthành tích: Vợ quét nhà, lau nhà, thì chồng tự nguyện đi đổ rác. Có lần, bàđi chợ bị cướp mất túi xách tay, thế là chồng bà “tức quá” phán luôn: “Thôitừ này mua gì để anh đi cho”. Thế mới biết, trong cái rủi, bao giờ cũng cócái may.
Chiêu của bà Vũ Thị Châu, nhân viên tiếp tân củamột khách sạn, là lúc nào cũng “dại” hơn chồng. “Cứ ra vẻ lanh quá thì ômviệc là phải rồi” bà chia sẻ. Ví như cái bếp điện, có bao nhiêu nút, bà bảochồng: “Anh rành tiếng anh, kỹ thuật cũng giỏi, dạy cho em cách sử dụng”.
Được vợ ca tụng thế, nên ông xã bà thích vàobếp, không phải ông mê nấu ăn, mà mê khám phá các dụng dụ nhà bếp đầy tínhkỹ thuật cao. Ông còn bảo: “Phụ nữ làm sao rành khoa học kỹ thuật bằng đànông, các bà nấu ăn chỉ làm hỏng các thiết bị”. Vậy là bà vợ đảm nhận khâuchuẩn bị nấu: rửa rau, làm cá, ướp thịt, còn nấu thì phần ông chồng. Trongbếp lúc nào cũng có mặt “cặp đôi hoàn hảo”.
Nhiều bà vợ nghĩ rằng, đàn ông là phải kiếm tiềnmang về, việc nhà sẽ làm họ xao nhãng nhiệm vụ chính.
Thế nhưng, về phía đàn ông, họ lại sợ áp lực “đilàm nuôi cả nhà” nên luôn cần sự chia sẻ của người vợ. Nói cách khác, nhà“một cột” đã khá lỗi thời, và được thay vào mô hình nhà “hai cột”. Theo đó,việc nhà cũng phải có cả bà nội trợ, lẫn ông nội trợ mới không tạo ra một bàvợ bị mất sức vì việc nhà.
Có lã, từ suy nghĩ như thế, các bà vợ mới mạnhdạn sáng tạo ra các cách, các chiêu, để “dụ dỗ” các ông cùng chia việc nhàvới mình như hồi xưa các bà đã khiến cho các ông ngất ngây xin… chết!
Theo Tuổitrẻ cười