Năm sắp hết, tết cận kề, ngườingười ngược xuôi chộn rộn lo Tết, lòng Hương lại nôn nao một cảm giác khó tả.Gấp lại bộ quần áo cho vuông vắn, chiếc khăn nhung làm quà cho mẹ đã để tận đáychiếc ba lô, Hương thổn thức khóc bởi hạnh phúc đến bất ngờ, cô khóc bởi thoátkhỏi cái kiếp đa đoan, hồng nhan bạc phận. Tết này, sau 4 năm dằng dặc cách xaquê hương, có những lúc, Hương tưởng chừng không biết bao giờ quay về đó đượcnữa.

Ngày cuối năm, trời Hà Nội bỗngđổ cơn mưa, bầu trời tối sầm trong khoảnh khắc. Mưa đến, mưa đi bất chợt như gã"lãng tử" tìm niềm thông cảm từ phía bờ bến lãng du... Đêm mưa buồn, nhưng tôilại không cô đơn. Hương - một cô gái làng chơi mà tôi mới quen lại ào đến khi "cơnmưa" vừa tạnh. Em bảo, đêm mưa thường hay vắng khách, ế "hàng" nên gọi tôi đichơi. Mà cũng lạ, rõ ràng Hương biết tôi làm nghề báo, hay "buôn chuyện", vậy màcứ khi buồn tủi cô lại tìm tôi để được "giải toả". Lần này, Hương khóc nức nở,gương mặt xinh hay cười tình tứ với "giai" giờ sao mà hiền, mà lương thiện thế.

Không còn son phấn, không kiểu àơi như những lần phải chèo kéo khách, trông Hương hôm nay thật đời thực rất chântình. Hương bảo với tôi "Giờ phút này là em "thoát tục" đấy, cả tháng trời rồiem mới có một đêm ý nghĩa về con người". Hương đưa điện thoại cho tôi xem, dòngtin nhắn phũ phàng "Cô cút đi khỏi đời tôi" hiện lên từ số máy "Anh yêu", mắt côlại ngân ngấn lệ. Cả vài tiếng đồng hồ Hương ngồi trước mặt tôi mà không nói gì,liên tục bấm OK vào máy người yêu. Đầu bên kia có đổ chuông, có tiếng trả lờinhưng không phải giọng của người yêu cô, mà là tiếng con gái đang nịnh chàngtrai tên Cầu (người yêu Hương). Hương bỏ máy, gọi, khóc thảm thiết, cũng khôngăn thua, rồi nhận được tín hiệu máy tắt. Thế là xong mối tình lớn của cô, đờicòn gì để mất. Cô bảo "Anh ấy phát hiện ra em đi "làm gái" rồi anh ạ". Nói rồi,cô lại nhắn tin...

Cô đơn trộn với tủi buồn

Hương cho biết, cô gặp Cầutrong chuyến xe khách tốc hành Hà Nội - Tuyên Quang cách đây chừng 3 năm.Ngày đó, cô gái xứ Tuyên là Hương mới 17 tuổi, dáng cao, da trắng, khuôn mặtbầu bĩnh trông thật xinh xắn. Ngay từ lần đầu gặp trên xe, bông hoa rừng đãlàm Cầu "say mê đắm đuối". Anh ta đã thề thốt đủ lời, rằng dù Hương có rasao thì anh ta vẫn yêu, vẫn chấp nhận trọn đời trọn kiếp yêu Hương. Thực ra,khi gặp nhau Hương nói với Cầu mình là nhân viên bán hàng ở Hà Nội. Nào ngờ,có lần Cầu đi xuống Hà Nội thăm Hương ở nhà trọ, cũng chỉ biết loáng thoángcô đi bán hàng cho một quầy bar chứ có biết được Hương đang "làm vợ người ta"đâu. Cứ thế Hương yêu Cầu thật. Hàng tháng, hoặc là Hương về, hoặc Cầu hẹnHương ở Hà Nội, họ là của nhau cả về tiền bạc và con tim.

Có vài lần Hương đã xin đi bánhàng thật, vừa để "đoạn tuyệt" với cái nghề nhơ nhuốc vừa vì tình yêu với Cầu.Nhưng, sự đời đôi khi không như cô nghĩ. Khi Hương bỏ nghề "đi khách" thì lạinhận được hung tin là bố lại phát bệnh cần tiền chạy chữa. Cô như "nàng Kiều"đứng giữa hai dòng nước, một bên chữ Hiếu, bên kia chữ Tình và nhân phẩm conngười. Cơ hội cho cô "vĩnh biệt" cái nghề mại dâm đã không có được. Cô phải tiếptục "đi khách", phải làm ra tiền thật nhanh nhất để cho bố có tiền lo thuốcthang. Hương lại tặc lưỡi "đưa thân" vào chốn lầu xanh. Có hôm Cầu xuống Hà Nộithăm Hương nhưng không gặp vì cô đã trót theo "khách bao" xuống Đồ Sơn vài ngàyphục vụ theo tour. Giữa khu du lịch biển gợi tình, cô lại nằm trong vòng tay củagã đàn ông khác nhiều tiền để nhắn tin xin lỗi Cầu vì bận mà nước mắt rưng rưng.

Thế rồi cái kim trong bọc lâungày cũng tòi ra. Cầu phát hiện cô hay đi với "giai", anh ta nổi máu khùng đánhcô. Cầu phát hiện ra Hương đang làm cái nghề nhơ nhuốc và dứt áo ra đi không mộtlời từ biệt. Bạn bè cùng nghề với Hương thương cô rơi nhiều nước mắt, sợ cô suysụp không chịu nổi liền tìm gặp Cầu thanh minh rằng Hương sẽ bỏ nghề. Nhưng, đờinào có thể khuyên can khi tình yêu, lòng vị tha không thắng được tự trọng. Cầukhông đủ can đảm và bản lĩnh để vượt qua mặc cảm, vượt qua miệng lưỡi thế gianđón Hương về trong vòng tay vị tha rộng lượng. Hương rũ rượi vì chán nản. Cô bảo,đợi bố cô khỏi là sẽ bỏ nghề. Giờ cô chỉ biết khóc, khóc cho phận tủi hờn vàđắng cay...

Dẫu biết cái nghề "Lấy miền xuôinuôi miền ngược" thời nào cũng là tội lỗi là bôi bẩn đạo đức thuần phong. Nhưngnăm hết tết đến, nhìn nhà nhà quây quần bên nhau, ai ai cũng vui vẻ sắm tết,nghĩ tới Hương - một nàng Kiều thời hiện đại - lòng tôi không khỏi xót xa.

Trong mắt nhiều người, các cô "gáibán hoa" là những kẻ mạt hạng, là thứ cặn bã của xã hội đáng bị rẻ khinh. Nhưngnếu ai cũng chỉ có những ý nghĩ như thế mà không một lần nghĩ lại để có sự cảmthông, chia sẻ thì những người lầm lỗi khó có cơ hội làm lại mà trở về. Mùa xuânnày Hương tròn 29 tuổi. Trong ánh đèn dầu leo lét phát ra từ quán nước trênđường Phạm Văn Đồng (Từ Liêm - Hà Nội) trông cô như đã... gần bốn mươi. Chẳngbiết do phấn sáp hay vì suốt 4 năm ròng em chỉ ngủ ngày "chiến đấu" ban đêm màtrông thân hình tiều tuỵ đến thảm hại. Đã bốn cái Tết Hương không về nhà, khônggặp gỡ người thân thích. "Em biết bố mẹ thương em nhiều lắm, nhưng em không dámvề lại quê, và lại thấy em thân tàn ma dại thế này chắc bố mẹ em không sống nổi".Hương bảo tết này có lẽ cô không về quê vì ngại mọi người ở quê biết mình làmnghề "hư hỏng" nên cứ gần tết cô lại gửi tiền về cho bố mẹ lo sắm tết và nói dốilà phải "bán hàng" rất bận.

Hương kể nhớ giao thừa năm ngoái,nhìn cảnh gia đình hàng xóm quây quần bên mâm cơm cô đã bật khóc. Buồn, tủi hận.Hương đón tết chỉ với thuốc lá, rượu và mỗi cái bánh chưng. Năm nay chắc chắccũng thế thôi. "Mà tại sao em không vướng vào căn bệnh thế kỷ nhỉ, để bị chết đicó phải sướng hơn không. Sống khổ và cô đơn lắm!" Hương luôn mong như vậy khinói chuyện với tôi. Xuân này của Hương sẽ lại vẫn nguyên "thực đơn" của nămtrước: "..." Xuân đến rồi, chẳng biết chúc Hương câu gì,đành chúc cô hạnh phúc, vui vẻ... thì quá lố bịch và giễu cợt. Thôi đành cầumong một "luồng gió mới" sẽ đến với Hương, để cô đủ niềm tin, nghị lực làm lạicuộc đời tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.

Theo Tuấn Anh
Cô đơn trộn với tủi buồn