Những con đường ngắn, ngangdọc rợp bóng cây xanh, những góc phố bằng lăng nở hoa tím ngát, những ngôi nhàcó chiếc cổng màu xanh lá... Đắm mình trong không gian ấy, hít một hơi thật dàikhông khí trong lành của buổi sáng tinh mơ, bất chợt tưởng như mình đang ở đâuđó giữa lòng Hà Nội. 

Hà Nội bỗng thật gần...

Đó là con phố Thợ Nhuộm tím ngátbằng lăng mỗi khi hè về? Hay là phố nhỏ Linh Lang, khu dân cư yên bình phía sauhồ Thủ Lệ? Khác hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của Sài Gòn, khu dân cư K300(thuộc khu phố 4, P.12, Q. Tân Bình, TP. HCM) yên tĩnh, thanh bình đến lạ. Chẳngcó tiếng gầm rú của xe máy, không tiếng nhạc ầm ĩ của quán cà phê, cũng chẳng cócảnh ồn ào của những quán nhậu. Chỉ vài quán cơm văn phòng, vài quán quà vặtbuổi sáng với bảng hiệu đặc trưng của Hà Nội: "Miến, phở, cháo tim cật". 20 nămtrước, nơi đây vốn là đồng ruộng, ao đầm thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.Ao ruộng xưa giờ đã thành nhà cao tầng với trên 70% dân cư là người miền Bắc.Trong số đó, người Hà Nội gốc hoặc những người đã có thời gian dài sống và làmviệc ở Hà Nội chiếm đa số. 

Lẫn trong không gian kiến trúccủa Sài Gòn, nhưng lối thiết kế của đa số nhà cửa, biệt thự nơi đây vẫn thấpthoáng phong cách trầm lắng, kín đáo của người Hà Nội. Nhà có thể nhiều tầng,biệt thự có thể rất rộng nhưng được thiết kế đơn giản, ít hoạ tiết và ít màusắc. Gõ cửa một ngôi nhà cổng xanh, mặt tiền trang trí giản dị với hai tông màu trắng xám và đỏ gạch, sân trước mộc mạc với gạch Tàu, trên đường Nguyễn MinhHoàng, tôi được chủ nhà, vốn là người Hà Nội đón tiếp bằng nụ cười đôn hậu. Nămnay đã qua tuổi  "thất thập", sống ở Sài Gòn gần 20 năm, nhưng giọng nói, cốtcách, và phong thái của người Hà Nội ở bà Bích Liên vẫn khiến tôi ngỡ chỉ cầnquay về phía sau, đã có thể nhìn thấy Hồ Gươm. 

Có một Hà Nội giữa Sài Gòn

Không gian của Hà Nội càng gầnhơn khi đặt chân vào phòng khách. Cách bài trí đơn giản nhưng sang trọng bởi sựkết hợp hài hoà của bộ bàn ghế gỗ, bộ tranh sơn mài mai lan cúc trúc, chiếc đônbày bình cổ ở góc nhà, tượng Phật Di Lặc ở góc đối diện. Vừa rót nước chè mờikhách, bà vừa nhẹ nhàng trò chuyện: "Người Hà Nội vốn thích lối trang trí đơngiản nhưng sang trọng và gần gũi với thiên nhiên. Dù chịu ảnh hưởng nhiều bởilối kiến trúc hiện đại, nhưng đa phần chủ nhà ở đây vẫn chuộng những chiếc cổngđơn giản. Cũng khó lý giải tại sao người Hà Nội thích sơn cổng màu xanh lá. Cólẽ do chịu ảnh hưởng bởi những toà nhà có tường màu vàng, cổng xanh kiểu Pháp,vốn rất phổ biến ở Hà Nội. Thêm vào đó, màu xanh cho cảm giác gần gũi hơn vớithiên nhiên, cây cỏ, vì thế tâm hồn mình cũng nhẹ nhõm, thanh thoát hơn".

Trong các ngôi nhà ở khu này, cómột vật dụng không thể thiếu là bộ ấm trà. Bởi: "Dù không uống trà, nhưng ngườiHà Nội vẫn luôn có trà ngon trong nhà để tiếp khách". Bà Bích Liên nói. 

Nếp nhà

Giữa không khí trong lành củabuổi sáng tinh mơ và tiếng nhạc êm dịu, những cụ ông, cụ bà trong trang phụctrắng, tay cầm những chiếc quạt đỏ thắm, thực hiện những động tác Thái cực quyềndưỡng sinh một cách nhẹ nhàng. Hình ảnh này khiến người ta dễ liên tưởng đếnbuổi sáng bình yên ở Hồ Gươm, Hồ Tây. Ở các ngả đường, những người tập thể dụcbuổi sáng thỉnh thoảng lại chào nhau bằng giọng Bắc "rặt". Ở một góc khác, mộtnhóm các bác lớn tuổi đang ngồi quanh bàn cờ tướng, vừa đánh cờ, vừa nhâm nhitách chè thơm lừng, nóng hổi. Dường như nét sinh hoạt văn hoá của Hà Nội diễn rađều đặn hàng ngày ở đây. 

Nghe nói nhà có khách, cụ ôngHuyền Phương, 82 tuổi vội vàng đóng bộ áo sơ mi, quần tây chỉnh tề. Thói quencủa người Hà Nội dường như đã ăn sâu vào nếp sống của mỗi người. Bản chất niềmnở, gần gũi trong giao tiếp của người Hà Nội vẫn vẹn nguyên, dẫu trong số họ,người sống xa quê ít nhất cũng đã hơn 10 năm. 

Bữa cơm chiều của gia đình bácPhạm Hữu Hiếu (đường Hoàng Kế Viêm) luôn đầy đủ các thành viên của ba thế hệ.Lần lượt từng người mời cơm cả nhà. Ai ăn xong trước cũng phải chào trước khirời bàn. Cũng có người nói: "Mời cơm vừa rắc rối, vừa mất thời gian". Nhưng bácHiếu lại cho rằng: "Mời cơm là nếp sinh hoạt đã có từ lâu lắm của người Hà Nội.Mời cơm không phải là hình thức hoặc khách sáo mà là để nhắc nhở con cháu phảibiết kính trên nhường dưới". Đến bất kỳ nhà ai là người miền Bắc ở khu vực nàyvào giờ cơm, đều có thể nghe tiếng mời chào lễ phép. Thậm chí, chỉ có hai vợchồng già trong bữa cơm trưa, ông bà cũng không quên mời nhau: "Mời ông (bà) xơicơm". Nghe ấm áp và thân thương biết chừng nào. 

"Tình đường nghĩa phố"

"Đó là văn hoá nối tiếp từ "Tìnhlàng nghĩa xóm" ngày xưa. Khu phố 4 giờ chỉ có đường, có phố nhưng đừng vì đườngphố, vì lối sống hiện đại mà quên đi cái tình, cái nghĩa của những người cùngchung sống trong cộng đồng". Lời của ông Phan Văn Nga - khu phố trưởng khu phố4, P.12, Q. Tân Bình được chứng minh khá sống động. Tiếng chào "Chào cụ ạ!","Chào bác ạ!" ,"Bác đi chợ ạ"... ríu rít trong buổi bình minh. 

Có thể gặp nhau mỗi ngày nhưngngười dân ở K30 vẫn chào nhau, vẫn dừng lại vài phút để hàn huyên, bàn luận vềmột vấn đề nào đó, có thể là kể cho nhau nghe chuyện cô con dâu mới sinh, đứacon trai mới có việc làm... Vài hôm không gặp một gương mặt thân quen, họ lạihỏi thăm nhau để có ai đau ốm, người trong khu phố sẽ rủ nhau thăm nom, an ủi."Gần đây bị đau chân, nên tôi ít ra ngoài. Mỗi lần đi tập thể dục hoặc đi chợ vềbà nhà lại kể "Hôm nay ông A, bà B...hỏi thăm ông. Chỉ chừng ấy thôi nhưng cũngđủ ấm lòng". Ông Huyền Phương, chậm rãi tâm sự. Nét sống đẹp ấy đã thầm lặng lantoả. 

Không có hoa đào, không có cáilạnh buốt ngày xuân, nhưng không khí ngày Tết ở đây chẳng khác Hà Nội là mấy."Trẻ con cũng háo hức quanh nồi bánh chưng trước sân, chờ xem ông bà, bố mẹ vớtbánh. Những ngày Tết, cả khu phố vui như trẩy hội. Tổ trưởng dân phố sẽ khởihành đầu tiên sang chúc Tết nhà bên cạnh. Từ đó, quân số xông nhà cứ tăng dần từnhà này sang nhà khác. Có những con đường, cả phố cùng nhau ăn Tết. Mỗi nhà mangmón ngon, vật lạ của gia đình mình ra trước hiên, xếp bàn ghế dài suốt conđường. Bao nhiêu năm nay, ngày Tết ở đây vẫn thế". Niềm vui lấp lánh trong ánhmắt chị Bùi Thị Hiếu khi kể về những mùa xuân đã qua. 

Theo Thảo Vân
Có một Hà Nội giữa Sài Gòn