Ai cũng có một miền quê thânthương với cây đa, bến nước, cổng làng. Từ xa, nhìn thấy cổng làng là thấy quêhương, cha mẹ, gia đình… Từ cổng làng, ta bước ra với đời và cổng làng vẫn trầmmặc, lặng lẽ đón ta vào dẫu ta buồn hay vui. Thời làng lên phố, giữa Thủ đô 1000năm tuổi, vẫn còn rất nhiều cổng làng…

Đó là phố Thụy Khuê thuộc quậnTây Hồ, Hà Nội. Phố này bắt đầu từ ngã tư trục đường Thanh Niên, Hùng Vương, phốQuán Thánh có Đền Trấn Vũ linh thiêng và quảng trường Lý Tử Trọng hoành tráng,chạy song song với con đường bờ Nam bao quanh Hồ Tây đẹp như một bài thơ.

Các cổng làng trên phố Thụy Khuê, cái nọcách cái kia chỉ vài trăm mét, đặc biệt đoạn áp chợ Bưởi và đường Lạc Long Quân.Các cổng làng không giống nhau về nét kiến trúc cũng như kích thước. Mỗi  chiếcmang một vóc dáng riêng, với những tên gọi ngắn gọn dễ nhớ: Cổng Giếng, cổngChùa, cổng Hầu, cống Đông, cổng Xanh…Có cổng cũ kỹ, rêu phong cổ kính, bạc mầutheo thời gian, có cổng bị mục nát nên được trùng tu, tôn tạo, thậm chí làm mớihoàn toàn. Tuy nhiên, ngắm nhìn chiếc cổng làng được quét loại sơn hiện đại,chống mốc,  đẹp lộng lẫy, tấm lòng người “hoài cổ” vẫn nôn nao, bồi hồi, luyếntiếc cái “Một đi không trở lại”, “ Ngàn năm chưa dễ đã ai quên”.

Cổng làng, chốn ta về...
 

Xuôi phố Thụy Khuê từ Đông sangTây, các cổng làng đều ở mé bên tả (tay trái). Các cổng làng có chỗ giống nhau,hai bên đều khắc tạc đôi câu đối bằng chữ nho. Cổng làng trước đây đều có cánh, mở vào buổi sớm, bắt đầu của một ngày lao động và được đóng, cài then khi trờivề khuya. Phía trong cổng tô điểm những mái đình, đền và những gốc cây bồ đề,muỗm, si, cây đa… sum suê mát rượi, giữ lại vẻ cổ kính, u tịch  rất  riêng củalàng quê Việt Nam.

Theo như cụ Tài - năm nay đã ngoài 80 tuổi, người làng Thụy Khuê gốc - kể lại, trước đây vùng đất này đượcbiết đến với  tên gọi Kẻ Bưởi, một làng nghề  nằm ven hồ Tây có nghề truyềnthống làm giấy dó: “ Gió đưa cành trúc la đà./ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà ThọXương/Mịt mù khói tỏa ngàn sương./Nhịp chầy Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”. Nhịpchầy Yên Thái, chính là âm thanh tiềng chầy giã dó, một thứ nguyên liệu chủ yếusản xuất giấy dó của làng Yên Thái xưa. Nội thành Hà Nội  mở rộng, trong cơn lốcđô thi hóa “ làng lên phố”, phố Thụy Khuê- kẻ Bưởi xưa cũng không nằm ngoài thờicuộc.

Nhiều biệt thự, nhà cao tầng kiến trúc theo kiểu Tây, Tầu…thi  nhau mọc lên hoành tráng. Dấu   xưa chỉ còn ẩnhiện chấm phá, giữ  được cái hồn làng quê  chính là những cổng làng. Cổng làngtạo cho phố  Thụy  Khuê  một không  gian làng xã ấm  cúng, bà con sống với nhau nhiều đời, gắn bó họ  hàng “ dây mơ, rễ má” nên   đối xử với nhau nặng “ tìnhlàng nghĩa xóm”, không phải phố nào của Hà Nội cũng có được. Bên  trong  cổng,dẫn  vào các  xóm còn có nhiều cổng ngõ.  Cổng ngõ nhỏ hơn  so với cổng làng, tồn tại để xác định ranh giới  xóm thôn  khác nhau. Khách đến đây  hỏi số nhànhưng  phải thuộc xóm nào, thôn nào, nếu không muốn mất thời gian loanh quanhtìm kiếm.

Phía sau các cổng làng nằm dọcphố Thụy Khuê vẫn giữ những nếp sinh hoạt làng xã, họ rất tự hào về quê hươngmình. Cụ Tài tâm sự:  “Dù đi đến đâu, ai hỏi quê quán, tôi đều trả lời ngườilàng Bưởi.”  Người gốc Bưởi có giọng nói đặc trưng nhẹ, thanh, có đôi chút khácvới giọng Hà Nội chuẩn. Thụy Khuê - làng Bưởi xưa còn có nghề dệt và nấu rượunổi tiếng, đặc biệt là rượu hương sen thơm, nhẹ thường dùng khai vị trong cácbữa tiệc ngày Tết.

 Người Thụy Khuê, còn có một tênkhác, phường Thụy Chương gắn liền với tên tuổi hoàng tử Linh Lang, sinh tại làngThụy Chương ( Thụy Khuê), bên hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) đã anh dũng hy sinh trongcuộc chiến đấu chống quân xâm lược( 1076- 1077). Cuối đời nhà Trần, dân làng xâyđền thờ ông, đó là đền Voi Phục nằm ở phía Nam công viên Thủ Lệ, nơi có “vườn cổtích” toàn cây muỗm,  có tuổi đời từ 700 đến 1000 năm.

Đi trên phố Thụy Khuê vào nhữngngày giáp tểt, bất chợt ta gặp những đôi nghê đá trước các cổng làng chầu ra mặtđường được lau chùi sạch bóng, cổng làng treo lá cờ Đại cạnh lá cờ Tổ quốc;quanh cổng treo đèn kết hoa, hai bên cổng là những chậu hoa đào, quất do chínhtay người làng chăm bón quanh năm. Trước cửa mỗi nhà, cây nêu được thay bằng ngọn quốc kỳ tung  bay trước gió Xuân. Sáng 30 Tết, cả làng tổ chức làm vệ sinhđường làng, ngõ xóm sạch sẽ, rác tường được xóa bỏ, quét vôi trắng…Các gia đìnhtrong làng vẫn giữ lệ, con cái đi làm ăn nơi xa, chiều 30 Tết đều trở về xumhọp, thắp nén nhang tưởng nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ, sau đó là bữa cơm tất niênđầm ấm…

Nhà thơ Vũ Đình Minh khi cònsống, vào một dịp tết đi qua Cổng Giếng, làng Yên Thái - nơi Bác Hồ đã từng điqua khi Người về thăm làng nghề Yên Thái trong dịp Tổng tuyền cử đầu tiên củanước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( ngày 6/1/1946) – đã từng ngây ngất trước vẻ đẹpcủa cổng làng rêu phong, cổ kính, “ tức cảnh sinh tình” mà sáng tác bài thơ CỔNGLÀNG, trong đó có đoạn:
                      Người về đến cổng làng
                      Tin đã vào cuối ngõ
                      Chén mừng ngày gặp gỡ
                      Chợt thương bạn không về
                      Cổng làng như mắt mở
                      Giãi dầu vầng trăng khuya…

Theo Lê Sĩ  Tứ
Pháp luật Việt Nam