Được khuyến khích áp dụng

Công nghệ diệt khuẩn hiện được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, từ diệt khuẩn cho thực phẩm, hoa quả, nước sinh hoạt... cho đến tiệt trùng đồ gia dụng, đồ dùng cho trẻ em. Ts La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, công nghệ này có thể được thực hiện với việc sử dụng các phương pháp vật lý (như dùng tia cực tím, tia laser, bức xạ hồng ngoại... ) hoặc các phương pháp hóa học - tức là sử dụng hóa chất như ôzôn (O3), nước ôxy già (H2O2), thuốc tím, khí Clo (Ll2), chất xúc tác quang hóa (Photocatalyst)...

Theo TS Vinh, rong một số phương pháp kể trên thì các phương pháp vật lý tốt hơn vì sau khi xử lý không còn tồn chứa hóa chất trong thực phẩm. Tuy nhiên, chi phí để xử lý theo phương pháp vật lý đắt hơn phương pháp hóa học. Lâu nay chúng ta vẫn dùng khí Clo (Cl2) để khử trùng trong nước sinh hoạt. hoặc một ví dụ khác là việc quả thanh long của ta ngoài các tiêu chuẩn về giống và chất lượng quả, còn phải đảm bảo được chiếu xạ diệt khuẩn trước khi được chấp nhận nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Quảng cáo chỉ là quảng cáo

Ngoài ra, TS Vinh cũng kẳng định tác dụng diệt khuẩn đến đâu còn cần phải có sự kiểm tra, thẩm định. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại thiết bị diệt khuẩn như đèn chiếu tia UV, các thiết bị hấp sấy ozon, photocatalyst... chủ yếu là của Đài Loan, Trung Quốc. Các thiết bị này được quảng cáo là diệt tới 99% các loại vi khuẩn, nhưng người tiêu dùng không có cách nào kiểm chứng được con số đó, nơi cung cấp cũng không có một loại giấy tờ kiểm định nào chứng minh được khả năng diệt khuẩn đến đâu.

Có lẽ người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi,và quá tin và nhà cung cấp khi sẵn sàng bỏ ra không ít tiền để sở hữu những sản phẩm "công nghệ cao" đó. Họ cũng chỉ yên tâm với ý nghĩ rằng "đắt thì phải tốt", còn "tốt" đến đâu thì... chưa biết.

Gần đây, trên thị trường rộ lên những mặt hàng gia dụng, dụng cụ làm bếp, đồ dùng cho trẻ được giới thiệu là có chức năng tiệt trùng. Đó là những đồ dùng bằng nhựa, mà theo thông tin từ các nhà kinh doanh, trong thành phần nguyên vật liệu chế tạo các sản phẩm này có pha trộn chất neoflam. microban diệt khuẩn, có tác dụng ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn nấm mốc, luôn giữ cho sản phẩm trắng sạch như mới và có tác dụng vĩnh cửu.

TS La Thế Vinh cho biết, công nghệ áp dụng các chất hóa học trong sản xuất, chế tạo đồ dùng gia đình hiện đang được nhiều nước khuyến khích áp dụng, ví dụ như chất xúc tác quang học (ví dụ TiO2) hay công nghệ nano bạc được nói đến rất nhiều hiện nay, vừa có tác dụng diệt khuẩn tốt, lâu bền và không ảnh hưởng đến đồ dùng hay thực phẩm. Tuy nhiên, chất microban hay neoflam là chất gì thì "chưa tìm thấy trong bất cứ tài liệ nào".

TS Vinh cũng khẳng định rằng các phương pháp diệt khuẩn này có tác dụng thực sự, nhưng không thể diệt hết tất cả các loại vi khuẩn. Do vậy, người tiêu dùng không nên chủ quan về khả năng tiệt trùng, diệt khuẩn mà bỏ qua các chú ý vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận trong quá trình sử dụng.

PGS.TS Bùi Chương (giám đốc Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme): Microban không phải là tên khoa học

Trong khoa học không có tên chất Microban. Đây là tên thương mại của các hãng sản xuất đặt cho chất liệu nào đó như mình đặt tên riêng cho con mình mà thôi. Hiện nay vẫn chưa bíet chất này có khả năng diệt khuẩn như quảng cáo hay không, và rất cần các cơ quan chức năng kiểm tra kiểm định. Nhiều loại vi khuẩn khi rửa sạch phơi khô có thể diệt được, nhưng cũng có nhiều loại rất khó diệt như vi khuẩn viêm gan. Đối với thớt nhựa hay thớt gỗ (vì có các thớ nên dễ ẩm ướt) cần phải rửa sạch phơi khô trước khi sử dụng

Theo